Vì sao trên 80% người bệnh hemophilia có vấn đề về vận động?
Bệnh nhân Võ Tá Thiết 32 tuổi ở Hà Tĩnh bị bệnh Hemophilia di truyền. Sinh ra và lớn lên ở quê, từ bé Thiết không biết về bệnh Hemophilia như thế nào. Đến năm 2009, phải lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị Thiết mới hiểu về bệnh tình của mình. Năm 2000, vô tình bị bạn đá vào chân, do không được điều trị kịp thời nên bị tụ máu và ăn vào xương đùi. Đến năm 2021, do một lần bị ngã khớp gối đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Hiện nay tại Việt Nam ước tính có khoảng 6000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia. Trong đó có khoảng 40% người mắc bệnh máu khó đông được phát hiện và chăm sóc thường xuyên, tương đương với khoảng 60% bệnh nhân Hemophila trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị. Trong đó tỷ lệ tàn tật tới 82,5% có vấn đề về vận động nếu không điều trị kịp thời.
Nếu người bệnh không được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới những hệ quả không mong muốn như suy nhược, đau đớn, biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng. Những biến chứng đó ảnh hưởng đến chức năng sống và tâm lý người bệnh, làm họ tàn tật, tự ti, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập, lao động và đóng góp cho xã hội.
Thực hiện: Ngọc Hòa- Hoàng Thuyên