Văn hóa

Phỗng đất làng Đông Khê: hồn quê xứ Kinh Bắc

17:55 - 18/02/2019
Về đến thôn Đông Khê (Bắc Ninh) hỏi ông Phùng Đình Giáp thì bất cứ ai cũng đều biết, bởi lẽ đơn giản: ông là người cuối cùng ở xứ Kinh Bắc còn theo nghề nặn phỗng đất.

Phỗng đất: Món đồ chơi Trung thu truyền thống

Bắt đầu nặn phỗng đất từ năm lên 8,9, ông Phùng Đình Giáp, 67 tuổi ở thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có hơn nửa thế kỉ gắn bó với nghề truyền thống của gia đình. 

Trò chuyện với ông, có thể cảm nhận được niềm đau đáu với nghề luôn thường trực. Ông hồi tưởng lại phong tục trung thu truyền thống ở thôn Đông Khê ngày xưa.

Trong mâm cỗ Trung thu ngày xưa, ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo… nhất định phải có một bộ phỗng đất, đèn ông sao và một ông tiến sĩ giấy. Mâm cỗ này sau đó sẽ được bày ở sân nhà, dưới ánh trăng sáng vằng vặc để chờ trẻ con đi rước đèn trong xóm về sẽ tập trung bên mâm cỗ trông trăng, nghe ông bà, cha mẹ giảng giải về ý nghĩa của bộ phỗng đất.

Bộ phỗng đất gồm 5 nhân vật chính

Bộ phỗng đất gồm 5 nhân vật: nhân vật trung tâm đứng giữa là ông sư mang ý nghĩa tâm linh, mong muốn con cháu luôn phải sống có lương tâm, đạo đức;  nhân vật thứ 2 là em bé; nhân vật thứ 3 là ông phỗng đứng tượng trưng cho sự tiếp nối giữa các thế hệ, nhân vật thứ 4 là con chim bay trên trời thể hiện cho khát vọng tự do, hòa bình; nhân vật cuối cùng là con rùa gắn với biển cả bao la tượng trưng cho sức mạnh vẫy vùng nơi biển cả.

Phỗng đất không chỉ đơn thuần là món đồ chơi trung thu cho con trẻ mà còn hàm chứa những giá trị truyền thống sâu xa.

"Không sống được bằng nghề nặn phỗng đất, nhưng nhất định không để mai một"

Để làm nên được một bộ phỗng đất cũng khá kỳ công. Phỗng đất được làm bằng đất thó vốn là sự pha trộn giữa đất sét và giấy bản. Đất sét được đào ở độ sâu từ 2-2,5m rồi lấy về phơi cho khô rôi đập thành bột mịn. Giấy bản ngâm trong nước tầm 7 ngày sau khi đã mủn hoàn toàn thì trộn đất và giấy vào với nhau, vừa trộn tay, vừa dùng chày đập cho đến khi hai thứ hỗn hợp này quyện với nhau làm một mới mang ra nặn, nặn xong phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời cho khô. 

Phỗng đất được làm bằng đất thó, sự kết hợp của đất sét và giấy bản

Sau khi được phơi khô kiệt, phỗng đất sẽ được sơn phủ một lớp hỗn hợp gồm bột điệp trắng, hồ nếp pha với nước theo một tỉ lệ thích hợp. Sau đó lại mang phơi cho khô rồi vẽ màu lên cho hoàn chỉnh.

Một bộ phỗng làm thủ công cầu kỳ như vậy mà chỉ có giá bán là 20k/con, lại chủ yếu được tiêu thụ vào dịp Trung thu, vậy nên không khó để biết được rằng, người thợ làm phỗng đất khó có thể mưu sinh bằng nghề được.

“Nặn phỗng đất là nghề gia truyền của gia đình tôi, đến tôi là đời thứ ba. Chẳng biết phỗng đất ra đời từ bao giờ, nhưng tôi nhất định sẽ không để phỗng biến mất. Cả nhà tôi gồm vợ và con trai tôi vẫn đã, đang và sẽ nặn phỗng đất. Trong bối cảnh người ta bây giờ ngày càng ít mặn mà với các món đồ dân gian, tôi lại càng phải giữ gìn hơn”_Ông Phùng Đình Giáp chia sẻ. 

Ông Phùng Đình Giáp và vợ (bà Nguyễn Thị Điểu) cùng chia sẻ các công đoạn làm phỗng đất

Niềm đam mê mở ra cánh cửa mới

Nếu quan tâm đến các sản phẩm thủ công truyền thống, người ta sẽ nhận thấy sự đổi thay rõ rệt trong các sản phẩm của ông Phùng Đình Giáp dịp gần đây. 

Gần đây nhất, dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi, trong các sản phẩm phỗng đất của ông xuất hiện thêm những chú lợn, còn trước đó, năm 2018 trước đó là những chú chó, con giáp của năm Mậu Tuất.

Nguồn gốc của sự thay đổi ấy bắt đầu vài năm trở lại đây, khi một nhóm họa sĩ thường xuyên lui tới nhà ông Giáp để tìm hiểu về nghề nặn phỗng đất. 

Trong quá trình đó, các họa sĩ trẻ này đã gợi ý cho ông những mẫu mã mới trên tinh thần vừa mang tính nghệ thuật, vừa giữ được nét dân gian. Vậy là một loạt sản phẩm thủ công độc đáo ra đời: lợn đàn, chó giữ nhà, lợn âm dương…

Ông Phùng Đình Giáp và họa sĩ Đức Phương

Họa sĩ Đức Phương vốn thường hay lui tới nhất đã tư vấn và giới thiệu nhiều mẫu tượng làm đất đất thó hoàn toàn thô mộc, không tô vẽ thêm nên nhìn khá hấp dẫn và khác lạ. Do vậy mà các mẫu tượng mới làm bằng đất thó của ông đã có thể đến với mọi người quanh năm, chứ không chỉ vào mỗi Trung thu và các dịp lễ tết.

Hy vọng rằng những sản phẩm thủ công mới ra đời với sự kết hợp của người nghệ sĩ và nghệ nhân sẽ mang đến một hơi thở mới, sức sống mới trong cuộc sống hiện đại ngày nay...

Anh Vũ-Lan Hương-Lê Bích/ Vietnam Journey

Tỉnh thành Bắc Ninh

Bắc Ninh
Bắc Ninh là nơi hội tụ của nhiều dấu tích văn hóa và tôn giáo lớn của người Việt xưa.

Điểm đến Bắc Ninh Xem thêm

Làng tranh Đông Hồ
Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Chùa Phật Tích
Tham quan những công trình kiến trúc và di vật cổ độc đáo thời Lý ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam
Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm,...
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là một địa chỉ thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những nhà kinh doanh vào mỗi dịp đầu năm và cuối...
Văn Miếu vinh danh vùng Kinh Bắc
Vùng đất Kinh Bắc vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và những người con thành danh khoa cử. Văn Miếu Bắc Ninh là nơi vinh...
Chùa Phật Tích - Nơi có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam
Chùa Phật Tích xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam....
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo
Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi qua cầu Vĩnh Tuy tới đường quốc lộ số 5. Đi tới gần ga Phú Thụy rẽ tay trái vào đường Ỷ Lan, tới...
Cổ tự trên đỉnh Lạn Kha
Một sớm cuối tuần, chúng tôi có dịp tham quan chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi chùa có lịch sử...
Thăm Đình Bảng - một trong ba ngôi đình đẹp nhất Kinh Bắc
Với nhiều du khách mỗi khi đến thăm vùng đất cổ xinh đẹp Kinh Bắc, đình làng Đình Bảng là địa danh nhất định phải ghé...

Ẩm thực Bắc Ninh Xem thêm

Đậu gù Trà Lâm - Món ăn bình dị xứ Bắc
Thôn Trà Lâm (xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là làng đậu phụ với truyền thống 300 năm. Những năm gần đây, trong...
Đặc sắc “cơm Quan họ”
Không giống với các loại hình dân ca khác, Quan họ là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp gồm 5 mặt hoạt động: tục kết bạn Quan...
Bánh phu thê Đình Bảng - Ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, người dân Bắc Ninh lại nô nức chuẩn bị những cặp bánh phu thê thơm ngon với mong ước cuộc sống sung...
Bánh cuốn Mão Điền - món quà quê của người Kinh Bắc
Xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng là vùng đất hiếu học mà nơi đây còn được biết đến với món bánh...
Về Bùi Xá thăm làng nem truyền thống
Món nem với thương hiệu nem Bùi ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là đặc sản gia truyền được nhiều người ưa...
Thơm mát bánh tro Đình Tổ
Khi nhắc đến các loại bánh dân giã miền quê Bắc Bộ thì không thể không nhắc đến bánh tro. Bánh tro có ở nhiều nơi, mỗi nơi lại có...
 Bánh khúc đen làng Diềm - thức quà quen mà lạ
Làng Diềm hay còn làng Viêm Xá, thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh không chỉ được biết đến là nơi phát khởi những làn...
Tương Đình Tổ, món quà của người Kinh Bắc
Nằm ở bờ Nam sông Đuống, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng với làng tranh Đông Hồ và các di tích lịch sử văn hoá...
Bánh phu thê Đình Bảng - Đặc sản miền quan họ Bắc Ninh
Dẻo thơm gạo nếp, ngọt bùi hạt sen, giòn béo vị cùi dừa làm nên món đặc sản nổi tiếng vùng Kinh Bắc.

Trải nghiệm Bắc Ninh Xem thêm

Bé gái Bắc Ninh xinh như thiên thần bên hoa sen
Trong những khoảnh khắc bên hoa sen tinh khôi, bé gái đến từ “quê hương quan họ” khiến người xem khó lòng rời mắt bởi sự đáng...
Về miền ký ức “bên kia sông Đuống”
Trải qua hàng trăm năm lịch sử và cả những thăng trầm của thời đại, sông Đuống vẫn “trôi đi, một dòng lấp lánh”, là địa danh...

Cẩm nang du lịch Bắc Ninh Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Mùa xuân thăm các di tích quốc gia đặc biệt ở miền quan họ
Miền quan họ Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê Kinh Bắc điển hình, nơi đây có rất nhiều di tích quốc gia đặc biệt không chỉ có lịch...

Khách sạn Bắc Ninh Xem thêm

Khám phá "lâu đài cổ tích" Jungle House Bắc Ninh
Thoạt nhìn, bạn như lạc vào một lâu đài cổ tích bỏ hoang. Thực ra, Jungle house Bắc Ninh là điểm nghỉ dưỡng vô cùng lãng mạn, ấm...