Chùa Thành: Linh thiêng ngôi chùa cổ xứ Lạng
Nhà Công quán, cột Đồng trụ và chùa Thành được xây trên một khu đất bằng phẳng, nằm sát công viên Chi Lăng, thuộc phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn. Cách UBND tỉnh lạng Sơn khoảng 300m theo hướng Nam, đường đi rất thuận lợi do nằm tại trung tâm thành phố. Quần thể này được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1993.
Nhà Công Quán và cột Đồng Trụ đã có từ thế kỷ XV, nằm phía bên phải của chùa Thành. Nhà Công Quán được thiết kế hai tầng, tám mái dốc, dán ngói mũi hài đỏ, thoonng 4 mặt phỏng dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam. Công trình được xây dựng và tồn tại suốt chiều dài lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Giá trị của nhà Công quán được thì hiện rõ ở giai đoạn thời hậu Lê và các triều đại nhà Nguyễn. Các đoàn Sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc hay Trung Quốc sang Việt Nam đều được đón tiếp và nghỉ ở nhà công quán. Sau đó Sứ bộ vào chùa thành lễ Phật và đền kỳ cùng lễ Thánh, sau cùng là yết kiến quan Trấn phủ trong thành mới tiếp tục đi hoặc về. Trong giai đoạn từ thế kỷ XX đến thế kỷ XIX, đã có hơn 20 đoàn sứ bộ đặc biệt Việt Nam và Trung Quốc qua lại Lạng Sơn
Vào thế kỷ thứ Nhất, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng xây thành đắp lũy đến đó. Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Viện cho quân dựng cột, khắc sáu chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Nếu cột đồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt). Hai cột Đồng Trụ là dấu ấn bến sông và cũng là cột mốc lịch sử văn hoá của đất nước ta.
Nhà công quán và cột Đồng Trụ nằm ngay ở bên đá Ký Cùng. Bên đá Kỳ Cùng cũng là một di tích nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa thành phố. Năm 1778, danh nhân Ngô Thì Sĩ đã ca ngợi Bến đá Kỳ Cùng là một trong 8 cảnh đẹp của Trấn lỵ Lạng Sơn. Bến đá Kỳ Cùng cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993.
Mời Quý vị và các bạn đón xem những nội dung khác trong chương trình "Về chốn linh thiêng" tại đây.