Đan đát trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Từ những cây trúc đã được chặt, người thợ sẽ cưa thành những thanh dài ngắn khác nhau, tùy thuộc vào độ lớn bé của sản phẩm. Ở U Minh, hầu như chỉ có phụ nữ làm công việc đan đát. Những việc tưởng như có chút nặng nhọc và thường thích hợp với đàn ông họ cũng thao tác rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.
Khi những thanh tre được cưa xong xuôi, người phụ nữ của miệt vườn lại dùng rựa hay mác để chẻ trúc ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan. Đồ nghề của họ không có nhiều và rất đơn giản. Nếu là nan đan và vót cạnh sẽ lấy chủ yếu phần da cứng phía ngoài của trúc, nếu làm nan đát thì lấy một phần ruột trúc nếu làm nan đát. Nan đát thường ngắn hơn nan đan.
Chẻ nan xong, phải qua quy trình vót nan. Những người phụ nữ, khi có thời gian, đôi tay lại thoăn thoắt với công việc chẻ nan, vót nan và đan. Dù các sản phẩm bán ra với giá chưa cao, nhưng đây là công việc họ yêu thích và gắn bó hơn nửa đời người với biết bao vui buồn.
Các sản phẩm đan đát được xếp là một trong 9 sản phẩm thế mạnh đặc trưng được quan tâm đầu tư, phát triển của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống phục vụ cho sản xuất, nuôi trồng, người dân U Minh cũng chú trọng phát triển các sản phẩm nhỏ, đa dạng mẫu mã để đáp ứng nhu cầu đồ lưu niệm phục vụ du khách.
Kinh nghiệm bỏ túi:
Mời quý vị xem các chương trình Làng nghề Việt đã phát sóng tại đây./.