Di tích Nguyễn Trung Trực – Chốn thiêng tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc
Nằm bên bờ sông hiền hòa phía Tây thành phố biển Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cách cửa biển khoảng hơn 100m, đình Nguyễn Trung Trực (đình Ông Nguyễn) và nhiều di tích gắn với Nguyễn Trung Trực từ lâu đã trở thành nơi chốn tâm linh thân thuộc cho người dân tỉnh Kiên Giang và du khách thập phương. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, người ta kể cho nhau nghe câu chuyện về một vị anh hùng với câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868) tên thật là Nguyễn Văn Lịch, quê quán tại tỉnh Bình Định. Sau nhiều lần hải quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng (từ năm 1858), gia đình ông theo đoàn người di cư phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhựt, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tại đây, ông trở thành vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của Nam Kỳ. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16-6-1868.
Tháng 9/1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt ở Phú Quốc rồi đưa về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27/10/1868, thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và xử tử ông tại đây...
Thực hiện: Minh Quyên - Ngọc Toàn – Hoàng Thuyên.