This is a modal window.
Nghề mộc ở Thiết Úng dễ đã có đến 300-400 năm. Theo các cụ cao niên ở làng, chẳng rõ nghề này có từ khi nào, chỉ biết nghề bắt nguồn từ thôn Thiết Úng (hay còn gọi là làng Đóm). Người thợ mộc làng Đóm nhạy cảm với nghệ thuật, xuất phát từ cái tâm đã truyền vào sản phẩm mỹ nghệ những nét tinh hoa riêng biệt. Chỉ biết sau đó, nghệ nhân ở Thiết Úng truyền thụ nghề cho người dân các xã lân cận. Nghề mộc lan tỏa khắp xã Vân Hà, dần tạo được bản sắc, dấu ấn riêng.
Trải qua nhiều năm phát triển, đến năm 2010, làng nghề Thiết Úng được công nhận là “Làng nghề truyền thống”. Từ đó đến nay, làng nghề ngày càng phát triển nhanh, mạnh cả về năng suất và chất lượng sản phẩm. 90% người dân xã Vân Hà làm nghề mộc, hơn 1.000 hộ dân trực tiếp mở xưởng sản xuất gỗ. Trong đó, thôn Thiết Úng có truyền thống lâu đời và phát triển hơn cả.
Mặc cho máy móc công nghệ đã thay thế con người trong nhiều khâu sản xuất nhưng ở nơi đây vẫn có không ít người thợ miệt mài chế tác những tác phẩm hoàn toàn bằng tay.
Về Thiết Úng hôm nay, đâu đâu cũng nhộn nhịp không khí sản xuất. Mỗi hộ chọn một sản phẩm đặc thù riêng. Người chuyên đồ gỗ mỹ nghệ trang trí, người chuyên tượng Phật, tứ linh, phù điêu…
Trong dòng chảy của nền kinh tế thị trường, những sản phẩm tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao của Thiết Úng không tránh khỏi bị cạnh tranh bởi các sản phẩm được làm bằng máy. Điều này buộc Thiết Úng phải có tính toán sao cho vừa theo kịp xu thế hiện đại, vừa giữ gìn tinh hoa của một làng nghề truyền thống.
Trong quá trình đào tạo các lớp kế cận, nghệ nhân không chỉ truyền dạy những bí quyết trong nghề, những kinh nghiệm dày công vun đúc, mà chữ “Tâm” với nghề luôn được đặt lên hàng đầu.
Kinh nghiệm bỏ túi:
|
Mời quý vị xem lại các chương trình đã phát sóng trên kênh Vietnam Journey tại đây.