Ở một nơi có núi, có sông, hiền hòa xanh mượt, với những cánh đồng trù phú... Có ai đâu ngờ dưới lớp đất kia lại tồn tại một quần thể di tích cổ có niên đại cách đây 6-7 thế kỷ, trải dài trên một diện tích rộng lớn hơn 5km2 bao gồm cả những thung lũng và dãy núi cao.
Vào năm 1995, những hiện vật đầu tiên liên quan đến quần thể di tích lịch sử, khảo cổ học chùa tháp Hắc Y – đền Đại Cại trên đất Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái phát lộ...
Sau nhiều lần tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt hiện vật có có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Khu vực chùa tháp Hắc Y trên núi Hắc Y cũng để lại nhiều hiện vật và được đưa về Bảo tàng tỉnh để gìn giữ và trưng bày.
Qua đây, các nhà khoa học nhận định, đây là quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn của vùng phía Bắc đất Đại Việt xưa và được ví như là “Hoàng thành” của Yên Bái.
Năm 2001, quần thể di tích lịch sử khảo cổ học này gồm hàng loạt các di tích như chùa Dõng, Ao vua, trường đua, chùa Thượng Miện, đồi Hắc Y, miếu Hắc Y, đền Đại Cại... đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Mời quý vị xem các chương trình Về chốn linh thiêng đã phát sóng tại đây./.