Nét đẹp làng nghề mây, tre đan xóm Bui
Từ xa xưa, cây tre, cây mây đã gắn bó, thiết thực với đời sống và tâm hồn người Việt. Người dân xóm Bui, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã biết cách lấy các loại cây rừng, cây mây, cây khọ luộc lên, tước vỏ thành dây sợi rồi đan lát thành các vật dụng đơn giản trong gia đình, rồi dần làm ra được các sản phẩm như giỏ, lẵng hoa, cơi trầu... và bán nhỏ lẻ.
Nhưng theo dòng chảy thời gian, các phẩm từ mây tre đan cũng dần bị mai một vì thiếu nguyên liệu và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhưng từ sự tâm huyết và lòng đam mê với nghề, những người thợ làng nghề vẫn quyết tâm gìn giữ, hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại chỗ đứng, khẳng định vị thế cho những sản phẩm của làng nghề truyền thống quê hương.
Để tạo nên một sản phẩm mây, tre đan, người thợ phải trải qua quá trình sáng tạo công phu, tỉ mỉ, nhiều công đoạn. Những vật liệu tưởng chừng đơn giản, nhưng qua bàn tay khéo léo của những người thợ đã tạo nên những sản phẩm tinh hoa, đa sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc
Với tâm huyết cùng sự tìm tòi, học hỏi, từ những vật dụng đơn giản thì giờ đây người thợ xóm Bui đã đa dạng mẫu mã,nâng cao chất lượng tốt, đẹp, bền ,để phục vụ yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Bà con trong thôn, xã đều đã làm quen với nghề làm mây tre đan từ sớm, nên việc tiếp thu kỹ thuật, cách làm mới đều được cải thiện rất nhanh.
Khi có chính sách bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống, nghề mây tre đan ở xóm phát triển mạnh, đời sống người dân được nâng lên nhờ vào việc đan lát, bán sản phẩm cho khách du lịch và các doanh nghiệp nhận bao tiêu. Nhiều nghệ nhân và thợ giỏi trong xóm đã khôi phục những bí quyết nghề nghiệp truyền lại cho con cháu thế hệ sau. Nhờ đó, nghề ngày càng mở rộng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, đồng thời gìn giữ được giá trị văn hoá truyền thống của quê hương.
Để nghề mây tre đan phát triển rộng cả về quy mô và giá trị, sau khi làng nghề mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa huyện Lạc Sơn được công nhận vào năm 2017, năm 2020 địa phương đã thành lập Hợp tác xã, đến nay đã tạo việc làm ổn định cho gần 200 thành viên, cũng như tạo điều kiện cho nhiều lao động thời vụ tại địa phương có thêm thu nhập.
Tạo điều kiện để làng nghề có các đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, chính quyền địa phương vẫn luôn đồng hành cùng làng nghề , bà con để đưa những sản phẩm mây tre đan mang tính đặc trưng như những chiếc mâm của bà con dân tộc Mường thành sản phẩm OCOP, bởi đây là sản phẩm có nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo, không chỉ đẹp mà còn dễ sử dụng. Cùng với đó đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, để nghề mây tre đan Xóm Bui ngày càng được nhân rộng.
Với lòng đam mê và ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của những người thợ tâm huyết với nghề, làng nghề mây tre đan Xóm Bui đã dần được khôi phục và đang trên đà phát triển. Mỗi người dân làng nghề đều nỗ lực tuyên truyền cho thế hệ trẻ về ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc, truyền lại những kinh nghiệm quý trong nghề và những tinh hoa ẩn chứa trong từng sản phẩm. Nhờ lòng kiên trì, cố gắng của những người thợ, đồng thời được sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của các cấp chính quyền, tin rằng nghề mây, tre đan xóm Bui sẽ có chỗ đứng trên thị trường, được người...