Video Về chốn linh thiêng

Đền Chu Hưng – Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc

Đền Chu Hưng một địa điểm tâm linh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Nơi lưu giữ những dấu tích của vị anh hùng Côn Nhạc Đại Vương. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngôi đền còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo.
17:25 - 07/06/2024

Đền Chu Hưng – Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc

Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là vùng đất có nhiều di tích văn hoá mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, trong đó di tích có giá trị lớn về mặt nghệ thuật, lịch sử cũng như văn hóa là đền Chu Hưng, hay còn được biết đến với tên gọi Chu Hưng Linh Từ.

Tọa lạc trên một gò đất cao ở xã Ấm Hạ với một quần thể kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, ngôi đền là nơi thờ Côn Nhạc Đại Vương - bậc anh hùng hào kiệt có công đánh giặc bảo vệ giang sơn bờ cõi thời Hùng Vương.

Ngược dòng thời gian tìm lại sử xưa theo cuốn “Chu Hưng ngọc phả thánh tích” Côn Nhạc Đại Vương là cháu của Hùng Nhuệ Vương. Khi lên ngôi, Hùng Nhuệ Vương cho phân chia sơn hà thành từng vùng, từng châu rồi giao cho anh em mỗi người cai quản một phương, trong đó Côn Nhạc Đại Vương được giao chính tổng chấn địa hạt Chu Hưng, ngài đã chiêu dân, lập ấp, khai phá điền hoang, sơn trại, làm cho dân ấp mỗi ngày một hưng thịnh.

Đang thời thái bình bỗng trộm cướp nổi lên hoành hành, giặc Phương Bắc kéo quân sang xâm chiếm Văn Lang. Côn Nhạc được giao nhiệm vụ chỉ đạo đội quân theo đường bộ áp sát vùng Yên Bái, Lào Cai. Thắng trận trở về, bờ cõi yên vui, quét sạch quân xâm lược, triều đình mở tiệc khao quân, Côn Nhạc được gia phong sắc quý “Quốc tái gia phong, Sắc rồng Côn Nhạc, Chính tông Hùng chấn Đại Vương, thượng tướng nhất phương Cảnh Vũ”. Ông trở về tiếp tục cai quản địa hạt Chu Hưng, một thời gian sau ông mất, ngài thường về hiển linh che chở cho dân làng, để tưởng nhớ công ơn nhân dân đã lập đền thờ trên đỉnh Quy Sơn, một mạch đất điệp điệp, trùng trùng.

Bước qua cánh cổng nghi môn được, du khách sẽ có thể ngắm công trình kiến trúc Đền Chu Hưng. Sân đền được lát bằng gạch nung đỏ, phía chính giữa đặt một lư hương lớn, đây là nơi du khách thắp hương làm lễ trình tên trước khi vào đền.

Không gian khu di tích gồm 3 tòa: Tòa chính là nơi thờ tự, bên phải là nhà trưng bày, bên trái là gian nhà khánh tiết. Kiến trúc của ngôi đền theo kiểu chồng rường kẻ bẩy, lợp ngói mũi hài, bên trên có long chầu lưỡng nguyệt. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang...được đắp tỉ mỉ hình tứ linh và hoa lá. 

Gian trong cùng của ngôi đền dựng một thượng cung thờ, trong cung thờ có pho tượng lớn ngài Côn Nhạc Đại Vương cao 1m28, đầu đội mũ, mình khoác long bào trùm rủ xuống chân, ở phần cổ áo được chấm nổi 18 chấm tròn. Yếm ngực chấm nổi hình đuôi rồng chầu vào mặt nguyệt, tượng được tạo tác có dáng hình cân đối, mắt nhìn nghiêng, miệng mỉm cười, dáng vẻ uy linh, nét mặt hiền từ, phúc hậu mà cương trực. Hai tay để trên đùi, các ngón tay thon dài, được tỉa tỉ mỉ, chân đi hài. Phía bên trên thượng cung là bức hoành phi “Chu Hưng Linh Từ” Phía bên dưới hạ ban là ban thờ Quan ngũ hổ là vị chúa cai quản rừng núi, Tương truyền, Quan ngũ hổ mang quyền phép diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương; đồng thời đóng vai trò như thần linh canh cửa ở các ngôi đền, đêm lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất. Xung quanh là các bức hoành phi câu đối được chạm khắc nhằm ca ngợi công đức của Côn Nhạc Đại Vương.

Hàng năm lễ hội Đền Chu Hưng được tổ chức vào mùng 7 tháng giêng với nhiều...