Ngày 14/5, ông Kiều Cư, Bí thư Thành ủy Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết: Trong khi chờ giải pháp tối ưu cũng như đánh giá toàn diện của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về việc trùng tu, bảo vệ Di tích Lai Viễn Kiều (Chùa Cầu), thành phố Hội An sẽ sớm thực hiện việc hạn chế lượng khách tham quan nhằm chống quá tải cho di tích. Theo đó, mỗi đợt khách lên tham quan Chùa Cầu không vượt quá 20 người.
Để bảo vệ Di tích Chùa Cầu, đã có rất nhiều ý kiến và giải pháp sửa chữa trùng tu di tích này do các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra. Tuy nhiên các giải pháp đều chưa nhận được sự đồng thuận.
Nhiều nhà khoa học đề nghị hạ giải toàn bộ các hạng mục của Chùa Cầu để trùng tu nhưng cũng có không ít ý kiến phản biện quyết liệt về việc hạ giải toàn bộ mà cho rằng nên hạ giải từng phần.
Thành phố Hội An ghi nhận tất cả các ý kiến, các giải pháp của các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong việc trùng tu bảo vệ Chùa Cầu. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp trùng tu Chùa Cầu phải được đánh giá toàn diện và hết sức cẩn thận, Bí thư thành ủy Hội An Kiều Cư cho biết thêm.
(Chùa Cầu Hội An xuống cấp nghiêm trọng)
Di tích Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An và được xây dựng cách đây hơn 400 năm. Do tác động của thời gian, Chùa Cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Tuy vậy, mỗi ngày di tích này phải “cõng” trên mình hơn 4.000 lượt khách đến tham quan; vào ngày lễ, Tết, lượng khách tham quan Chùa Cầu còn nhiều hơn.
Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cho biết: Qua khảo sát, hiện tại di tích Chùa Cầu đang trong tình trạng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Các hệ dầm đỡ thân cầu mục nát, dầm thép bị mục rỉ, móng trụ bị nứt, ván sàn cầu đang bị ăn mòn nhanh chóng do có sự tác động thường xuyên liên tục của khách tham quan lên mặt cầu.
Để tạm thời bảo vệ di tích, đảm bảo sự an toàn cho du khách, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa đã triển khai chống đỡ và gia cố tạm thời các vị trí xuống cấp. Việc trùng tu toàn diện cho Di tích Chùa Cầu, trong đó hạng mục quan trọng nhất gồm phần Cầu và Chùa, vẫn chưa được triển khai thực hiện vì chưa có sự thống nhất về giải pháp của các nhà khoa học, các chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền.
Dự kiến, trong năm 2019 tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An sẽ tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để đánh giá một cách toàn diện những nguy cơ tác động đến Di tích Chùa Cầu và đưa ra phương án tối ưu cho việc trùng tu di sản quý giá này.
Theo TTXVN
Sáng nay (2/11), tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Mỳ...
Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chủ đề “Âm vang đại ngàn năm 2022" vừa khai mạc...
Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng...
Tối 22/7, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khai mạc Festival miền biển "Cù Lao Chàm -...
Trong 10 năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển Hội An diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ...
Tỉnh Quảng Nam là nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn là điểm đến từ khi Chính phủ mở cửa...
Không chỉ có 2 Di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những sản phẩm du lịch gắn...
Là 1 trong 6 chủ đề đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, Chương trình “Quảng Nam – Cảm xúc...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, từ ngày 19 đến 22/5 tới, sẽ diễn ra...
Trên vùng biển Hội An hiện nay có sóng mạnh cấp 6, giật cấp 7 nên UBND thành phố Hội An tiếp tục tạm dừng...
Tiếp nối các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, sáng 22/4,...
Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 tại làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam...