Chuyện người Cơ Tu làm du lịch không còn xa lạ tại nhiều bản làng ở miền núi Quảng Nam. Làng Đhrôồng, thuộc xã Tà Lu, huyện Đông Giang là nơi sinh sống của hơn 300 đồng bào Cơ Tu. Ở đây còn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống của đồng bào thiểu số.
Thực hiện dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg tài trợ, chính quyền địa phương đã xây dựng điểm đến dựa vào cộng đồng, hướng đến giảm nghèo bền vững thông qua tạo việc làm tại chỗ cho người dân trong vùng thực hiện dự án.
Gia đình chị Pơloong Tum là một trong hai hộ của xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ 50 triệu đồng từ dự án. Chị đã cải tạo ngôi nhà truyền thống thành điểm du lịch cộng đồng. Đến nay, cơ sở này có thể phục vụ hơn 20 khách. Tuy nhiên, theo chị Pơloong Tum, một năm chỉ có khoảng 3 - 4 đoàn khách đến ở, có những đoàn chỉ vài người.
Chị chị Pơloong Tum cho biết thêm, khách đến làng chủ yếu người nước ngoài, nếu đoàn khách đông thì sẽ có hướng dẫn viên du lịch, nhưng nếu chỉ có 2-3 người thì không có phiên dịch, việc giao tiếp hay truyền tải thông tin vô cùng khó khăn. Bản thân chị chưa được đi học nên không biết phải chế biến các món ăn thế nào cho hợp khẩu vị...
Miền núi tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Song, vì nhiều lý do nên du lịch cộng đồng ở địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thỉnh thoảng mới có khách nhưng hầu như không có ai ở lại qua đêm.
Ông Đalay Lực, Chủ tịch UBND xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, một số ngôi nhà trong làng du lịch đang bị bê tông hóa, tạo cảm giác hụt hẫng cho du khách.
Những ngôi nhà cải tạo để làm du lịch cộng đồng nhưng không có khách
Tính đến nay, đã có hàng chục làng bản tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Ông Hồ Thanh Tân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, việc bảo tồn và khai thác chưa kết hợp hài hòa đã và đang làm du lịch dựa vào cộng đồng gặp khó.
Tỉnh Quảng Nam đang triển khai Đề án “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025” với mục tiêu đến năm 2025, các huyện miền núi đón 600 ngàn lượt khách du lịch; thu nhập từ du lịch đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, tạo việc làm trực tiếp cho 4.500 lao động. Theo ông Tân, để phát huy được hiệu quả đề án này, cần sự chung tay hỗ trợ của các cơ quan chức năng và phải thay đổi ý thức làm du lịch cộng đồng của người dân./.
Phương Cúc/ VOV miền Trung
Sáng nay (2/11), tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Mỳ...
Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chủ đề “Âm vang đại ngàn năm 2022" vừa khai mạc...
Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng...
Tối 22/7, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khai mạc Festival miền biển "Cù Lao Chàm -...
Trong 10 năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển Hội An diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ...
Tỉnh Quảng Nam là nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn là điểm đến từ khi Chính phủ mở cửa...
Không chỉ có 2 Di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những sản phẩm du lịch gắn...
Là 1 trong 6 chủ đề đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, Chương trình “Quảng Nam – Cảm xúc...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, từ ngày 19 đến 22/5 tới, sẽ diễn ra...
Trên vùng biển Hội An hiện nay có sóng mạnh cấp 6, giật cấp 7 nên UBND thành phố Hội An tiếp tục tạm dừng...
Tiếp nối các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, sáng 22/4,...
Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 tại làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam...