Nhóm tháp H sau khi hoàn thành trùng tu Ảnh: BQL MỸ SƠN
Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (gọi tắt BQL Mỹ Sơn) cho biết, dự án trùng tu nhóm tháp H nằm trong khuôn khổ dự án bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ căn cứ trên Biên bản ghi nhớ về “Bảo tồn, tôn tạo Di sản Văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam” được ký giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Văn hóa Ấn Độ từ năm 2014.
Theo kế hoạch, chương trình năm thứ hai trùng tu Mỹ Sơn trong dự án 5 năm bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2021. Qua ba năm triển khai kết quả đã hoàn thành công tác bảo tồn hai nhóm đền tháp H, K.
Từ năm 2016 đến nay, các chuyên gia từ Viện Khảo cổ Ấn Độ đã cùng các chuyên gia Việt Nam, cán bộ kỹ thuật và gần một trăm công nhân có tay nghề thực hiện các công việc khảo sát, nghiên cứu, phát lộ, khai quật và trùng tu các công trình lần lượt là H4, H3, H2, H1 và tường bao.
Giải pháp cơ bản được áp dụng trong quá trình trùng tu tại khu H là phương pháp trùng tu khảo cổ học, đề cao bảo tồn yếu tố gốc, tái định vị những thành phần kiến trúc, gia cố những điểm có nguy cơ hư hại.
Bên cạnh trùng tu các công trình và tường bao, các chuyên gia đã lắp đặt hệ thống thoát nước, bảo tồn nền bên trong và ngoài tường bao, trưng bày tại chỗ các thành phần kiến trúc, làm lối tham quan cho nhóm tháp.
Tổng số hiện vật được thống kê ban đầu là 322 hiện vật, phần lớn là thành phần kiến trúc, trang trí góc, chóp tháp, vòm cuốn... chất liệu chủ yếu là đất nung và sa thạch. Một số được trưng bày tại chỗ, phần còn lại đưa về kho bảo quản phục vụ nghiên cứu và trưng bày về sau.
Theo ước tính của BQL Mỹ Sơn, từ khi mở cửa từ đầu tháng 7.2019 đến nay, trung bình mỗi ngày có từ 150-200 khách tham quan nhóm tháp H, tạo thêm một điểm khám phá mới cho du khách khi đến tham quan quần thể đền tháp Mỹ Sơn.
Được biết, một trong những đối tác lớn nhất của Mỹ Sơn hiện nay đang thực hiện là dự án triển khai với Ấn Độ bảo tồn nhóm tháp K, H, A. Trong quá trình hợp tác, BQL cũng đặc biệt chú trọng công tác đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ tiên tiến của Ấn Độ cho cán bộ BQL tham gia dự án để đội ngũ cán bộ, chuyên viên này sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản trên tất cả các lĩnh vực hoạt động về sau.
Nhóm tháp H thuộc phong cách Po Klong Garai thế kỷ XIII - XIV, gồm 4 công trình kiến trúc, được bố trí theo hướng từ tây sang đông là đền H1(Kalan), nhà dài (Mandapa), tháp cổng (Gopura) và tháp lửa H4 (Kosagraha). |
Theo baovanhoa.vn
Sáng nay (2/11), tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Mỳ...
Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chủ đề “Âm vang đại ngàn năm 2022" vừa khai mạc...
Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng...
Tối 22/7, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khai mạc Festival miền biển "Cù Lao Chàm -...
Trong 10 năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển Hội An diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ...
Tỉnh Quảng Nam là nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn là điểm đến từ khi Chính phủ mở cửa...
Không chỉ có 2 Di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những sản phẩm du lịch gắn...
Là 1 trong 6 chủ đề đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, Chương trình “Quảng Nam – Cảm xúc...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, từ ngày 19 đến 22/5 tới, sẽ diễn ra...
Trên vùng biển Hội An hiện nay có sóng mạnh cấp 6, giật cấp 7 nên UBND thành phố Hội An tiếp tục tạm dừng...
Tiếp nối các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, sáng 22/4,...
Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 tại làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam...