Dòng Mekong - Lan Thương chảy qua 6 nước, gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển tại Việt Nam, trong đó phần thượng nguồn có tên Lan Thương, nằm ở địa phận Thanh Hải, Tây Tạng và Vân Nam trên lãnh thổ Trung Quốc.Theo số liệu của phía Trung Quốc, tổng chiều dài của con sông này là 4.880m, trong đó phần trên lãnh thổ nước này dài hơn 2.000m (có nơi cho là 2.139m, có nơi cho là 2.161m).
Với khoảng cách tầm 1.000km từ thành phố Tây Ninh, tỉnh lỵ của Thanh Hải, chỉ cần ngồi máy bay từ 40 phút đến 1 tiếng là có thể đến thành phố Ngọc Thụ, thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ. Tuy nhiên, đoàn phóng viên đã được bố trí đi đường bộ để tìm hiểu rõ hơn về công tác bảo vệ môi trường sinh thái, văn hóa và con người dọc sông Lan Thương, cũng như con đường dẫn đến nơi phát nguyên của dòng sông lớn thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á – Mekong - Lan Thương.
Hành trình về khởi nguồn của Mekong - Lan Thương tại Châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải
Nếu như ngày trước muốn đến được đầu nguồn của Mekong - Lan Thương trên đất Thanh Hải chỉ có thể đi bằng đường quốc lộ 214, thì nay một đoạn đường cao tốc dài gần 635km nối từ huyện Cộng Hòa của tỉnh này đến Ngọc Thụ đã được hình thành.
Đường cao tốc này thông xe vào tháng 8/2017 và là tuyến đường cao tốc đầu tiên xây dựng trên khu vực đất đông cứng lâu năm của cao nguyên Thanh Tạng có độ cao từ 3.000-5.000m. Dọc hai bên đường là những dãy núi và đồng cỏ rộng lớn.
Những thảo nguyên bạt ngàn trên cao nguyên Thanh Tạng
Người ta bất giác bắt gặp một số loài động vật hoang dã trên các cánh đồng cỏ ngút ngàn.
Bò Tây Tạng hay còn gọi bò lông là giống bò đặc trưng của vùng Thanh Hải, Tây Tạng. Thức ăn chính của loại bò này là cỏ, do vậy dù đồng cỏ đã chuyển sang màu vàng úa, chúng vẫn được chăn thả ở đây. Bò Tây Tạng, dê, cừu là những gia súc được nuôi chính trên các thảo nguyên ở tỉnh Thanh Hải
Những đàn bò Tây Tạng gặm cỏ trên đỉnh núi
Do đất ở đây bị đóng băng cứng nhiều năm, nên nhiều đoạn đường cao tốc vẫn bị lồi lõm dù mới thông xe chưa lâu. Có nơi lún sâu 20cm-40cm, do vậy việc đi lại vẫn khá khó khăn
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát minh ra những cột truyền nhiệt, nhằm giảm bớt tác động của điều kiện địa lý và khí hậu khiến đất bị đông chứng, hạn chế độ sụt lún của mặt đường. Đây là một đoạn đường hiếm hoi được thiết kế hai hàng cột truyền nhiệt
Đỉnh Ba Nhan Ca Lạp, ngọn núi cao nhất phải vượt qua để đến được Châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ, nơi phát nguồn của Mekong - Lan Thương nếu đi bằng đường bộ
Bích Thuận/VOV Bắc Kinh