“Con tằm vươn khắp đó đây/ Cõng từng giọt nắng đổ đầy nong tơ/”. Lụa Mã Châu – nghề truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 600 năm. Sản phẩm “lụa Mã Châu” không chỉ được dùng cho các vương triều mà còn là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất theo “con đường tơ lụa” qua thương cảng Hội An nổi tiếng.
Lụa Mã Châu – nghề truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 600 năm. Sản phẩm “lụa Mã Châu” không chỉ được dùng cho các vương triều mà còn là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất theo “con đường tơ lụa” qua thương cảng Hội An nổi tiếng.
Những dải lụa có màu trắng đục, một tông màu tự nhiên của chất lụa Mã Châu, không có sự can thiệp bởi phẩm màu tổng hợp nên vẫn giữ được vẻ đẹp tinh khiết nhất. Tất cả nguyên vật liệu nhuộm màu được lấy từ từ nhiên như: lá và hạt bàng, lá chuối, rễ cây sim, hoa hòe…
Theo lời ông Lê Thái Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam, trong tương lai, những bãi bồi ven đôi bờ sông Thu đoạn từ làng lụa Mã Châu đến phố cổ Hội An sẽ được trồng cây dâu và đây là một nguồn nguyên liệu cho việc nuôi tằm. Việc mở rộng diện tích đất trồng cây dâu sẽ giúp cho ngành “ươm tơ, dệt lụa” bớt những âu lo về nguyên liệu sản xuất.
Qua chặng đường dài hàng trăm cây số, vẻ đẹp sông Thu Bồn nổi bật lên những nét đẹp riêng. Khi ầm ầm ghềnh thác, khi nhẹ nhàng như “thiếu nữ đôi mươi ”.
Những con thuyền chở khách du lịch hằng ngày xuôi ngược tuyến sông mang những vẻ đẹp riêng của những nét văn hóa nơi đây đã được lưu giữ qua hàng trăm năm.
Dãy nhà cổ phố Hội hàng trăm năm tuổi e ấp sau những tán dừa xanh mướt. Một không gian yên bình có chút lắng đọng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ ở vùng đất này.
Trường An, Huyền Trâm/laodong.vn