Hầu hết các thành phố dưới đây quy hoạch đều được thiết kế rất kỹ lưỡng để tạo ra những mô hình thuận lợi và tối ưu hóa lưu lượng giao thông, giúp người dân tiếp cận không gian xanh cho đô thị, sinh hoạt và di chuyển cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Nằm ở trung tâm thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, quận Eixample được xây dựng và phát triển vào giữa thế kỷ 19. Quận Eixample có diện tích 7,5 km2, được coi là một hình mẫu kinh điển cho cách thức quy hoạch đô thị kiểu bàn cờ.Trong mỗi ô bàn cờ, các khu nhà có kiến trúc giống nhau với hình khối bát giác, gọn gàng như những miếng xếp hình lego. Quận Eixample có khoảng hơn 200 khối nhà như vậy. Ảnh: MCBW Blog
Tọa lạc tại Buenos Aires, Argentina, thành phố La Plata sở hữu một cấu trúc cơ sở hạ tầng ngăn nắp với những khoảng xanh xen kẽ. Thành phố được thành lập năm 1882 bởi Dardo Rocha. Thành phố có hình vuông, và có những đường chéo xẻ dọc từ trung tâm. Cứ sáu khối nhà sẽ có một quảng trường hoặc một công viên nhỏ. Ảnh: Airpano.com
Thành phố Canberra là thành phố thủ đô của Australia. Thành phố được xây dựng từ năm 1913, dựa trên thiết kế của 2 kiến trúc sư người Mỹ Walter Burley Griffin và Marion Mahony Griffin. Thiết kế của thành phố chịu ảnh hưởng từ phong trào thành phố vườn, việc kết hợp các khu vực thực vật tự nhiên trong kiến trúc khiến Canberra còn có tên gọi là “thủ đô bụi rậm“. Ảnh: Canberra.com
Thị trấn Palmanova, Italia. Pháo đài 9 cửa này là một ví dụ điển hình của một thành phố có thiết kế quy hoạch từ thời kỳ Phục hưng. Palmanova được xây dựng vào năm 1593, nằm ở góc đông bắc của Italia gần biên giới với Slovenia. Nó có ba lối vào bảo vệ, bức tường cao giữa mỗi điểm và sau đó là hào sâu. Ngày nay nó là một di tích quốc gia, một điểm đến du lịch và nơi sinh sống của khoảng 5 nghìn người. Ảnh: Emlaklobisi.com
Venice là thủ phủ của vùng Veneto, miền bắc Italy, được xây dựng trên hơn 100 hòn đảo nhỏ trong khu vực đầm phá dọc theo biển Adriatic. Những lâu đài đá ở đây dường như vươn lên từ mặt nước. Ở Venice không có ô tô và đường cho xe chạy, chỉ có kênh đào và tàu thuyền. Kênh Grand uốn khúc xuyên suốt thành phố, gồm rất nhiều khúc hẹp, lối đi đan xen và những khu nhà khối nhỏ. Ảnh: Photo by Horst-schlaemma
Nördlingen là một thị xã ở huyện Donau-Ries, bang Bavaria, Đức, với dân số 20.000 người. Thị trấn này được nhắc đến lần đầu tiên trong sử sách vào năm 898. Ngày nay, nó là một trong ba thị trấn ở Đức vẫn có tường thành kiên cố bao quanh. Tất cả ngôi nhà ở đây đều có cùng phong cách kiến trúc. Nếu nhìn từ trên cao, thị trấn tròn xoe với những ngôi nhà mái đỏ và nhà thờ theo kiến trúc Gothic. Thậm chí, con đường dẫn từ trung tâm ra ngoài thị trấn cũng ngoằn ngoèo theo những đường cong. Ảnh: Photo by Divulgação
Những năm 80 của thế kỉ 19, New York là nỗi thất vọng lớn nhất của nước Mỹ vì quy hoạch kém, đường phố chật hẹp, thiếu đất sinh sống... Trải qua chưa đầy 10 năm, nhờ vào việc thực hiện quy hoạch ô bàn cờ, tiểu bang này lại khiến cả thế giới phải kinh ngạc về sự phát triển mạnh mẽ của mình. Giờ đây, New York sở hữu những địa điểm mang tính biểu tượng như Công viên trung tâm và quảng trường Thời đại. New York còn là thành phố đông dân cư nhất nước Mỹ. Bức ảnh này cho thấy Công viên trung tâm rộng lớn đến mức nào, đặc biệt là đối với một thành phố đông đúc chật chội. Ảnh: Lovingnewyork
Anh Tú/ laodong.vn