Một trong những cuốn sách đang bị in lậu
Như ở đây, cuốn sách mang tên “Đời còn dài hà tất phải hoang mang” của tác giả Lâm Hy được dịch bởi dịch giả Phan Lưu Ly do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản với giá 115.000đ thì giá của cơ sở in lậu thuộc công ty TNHH sản xuất thương mại Huy Dương in bán với giá từ 11 - 12.000đ tức là bằng 1/10 giá trị thực.
Cuốn sách có giá trị thực 115.000đ đã được in bán với giá chỉ 11.000đ - 12.000đ
Giám đốc Nguyễn Văn Huy (công ty TNHH sản xuất thương mại Huy Dương) phân trần về sự thiếu hiểu biết nên mới in sách lậu
Khi thâm nhập thực tế, phóng viên đã tận mắt thấy cả kho sách được in lậu với đủ thể loại, từ sách dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật, cho đến giáo trình Luật Ngân sách Nhà nước của Đại học Luật Hà Nội, hay vô vàn các thể loại khác ước tính lên đến hơn 80 nghìn cuốn.
Việc bán sách lậu diễn ra từ nhiều năm nay, hiển hiện trên các sạp sách báo, trong các nhà sách khắp cả nước, khiến các Nhà xuất bản đau đầu và đứng trước nguy cơ phá sản. Nhưng để ngăn chặn hoạt động mua bán sách lậu, cần ngăn chặn ngay từ các cơ sở in lậu như thế này.
Những cuốn sách in lậu tràn lan
Rất nhiều sách giáo khoa in lậu
Tuy nhiên, để tận diệt được những cơ sở in lậu, nhà xưởng như công ty TNHH sản xuất thương mại Huy Dương có đăng ký kinh doanh tại thôn Thần Quy, xã Minh Tâm, huyện Phú Xuyên, Hà Nội thì thật khó cho lực lượng chức năng. Bởi đăng ký kinh doanh một điểm, còn nhà in lại ở điểm khác và kho hàng lại ở một nơi khác.
Vào ngày hôm nay (16/8), tại địa chỉ 56 phố Tân Phong, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Đội 28, Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phát hiện hành vạn cuốn sách in lậu của công ty TNHH sản xuất thương mại Huy Dương có đăng ký kinh doanh ở một nơi khác
Đây là những nghịch lý đang tồn tại trong ngành xuất bản, khiến cho cuộc chiến chống sách lậu trở nên quá gian nan. Hơn thế nữa, hầu hết các hình phạt đối với hành vi làm và tiêu thụ sách lậu chỉ là xử phạt hành chính chứ rất hiếm xử lý hình sự.
Hành vi in lậu cũng chưa đủ sức răn đe. In lậu chỉ bị phạt 30-40 triệu đồng; tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in lậu, in giả, in nối bản trái phép từ 300 bản trở lên chỉ bị phạt từ 20-30 triệu đồng. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu là hàng chục, hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Đây cũng chính là nguyên do quan trọng khiến cho tình trạng sách lậu ngang nhiên, kéo dài.
Công nghệ phát triển cũng khiến in ấn lậu trở nên dễ dàng hơn
Góp phần làm cho hiện trạng sách lậu ngày càng nhức nhối là sự phát triển của công nghệ khả năng xử lý của máy móc, phần mềm, mạng internet, thương mại điện tử… khiến cho các hoạt động in, phát hành xuất bản phẩm lậu dễ dàng hơn quy mô và tốc độ lan truyền ngày càng lớn hơn.
Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện và bắt giữ sách in lậu chiều ngày 16/8
Các vụ việc in sách lậu bị Cục quản lý thị trường Hà Nội phát hiện trong thời gian vừa rồi tại hàng loạt các cơ sở in ấn, nhà sách, kho bãi đã gióng lên hồi chuông mạnh mẽ: Cần phải chấm dứt các hoạt động in sách lậu, buôn bán sách lậu trên thị trường cả nước.
Muốn làm được điều đó, các lực lượng chức năng liên ngành cũng cần mạnh mẽ vào cuộc để đẩy lùi vấn nạn sách giả hiện nay.
Ngày 16/8 Đội quản lý thị trường số 28 - Cục quản lý thị trường TP HN phối hợp với công an Quận Bắc Từ Liêm kiểm tra cơ sở in ấn tại số 56 Phố Tân Phong Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Quá trình kiểm tra cơ sở kinh doanh này không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hợp đồng in ấn với lô hàng hơn 10 vạn sách với gần 200 đầu sách các loại bị tạm giữ gồm giáo trình, sách bài tập, từ điển tiếng Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều đầu sách thể loại khác. Tổng số sách thành phẩm được kiểm đếm có giá trị nhiều tỉ đồng. Ngoài ra, lực lượng chức năng tạm giữ nhiều thiết bị in ấn, 20 máy in, hàng nghìn đĩa CD, bìa sách các loại... phục vụ hoạt động in ấn. Hiện số sách này đang bị tam giữ để tiếp tục mở rộng điều tra. |
Vũ Khuyên/Vietnam Journey