Đoàn nghệ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng bạn bè và khán giả quốc tế
Đây là lần đầu tiên, một đại diện nghệ thuật sân khấu truyền thống châu Á - Đoàn nghệ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam tham dự và trình diễn tại Festival này. Festival đã thu hút 15 đoàn nghệ thuật từ 10 nước (Đức, Gambia, Iran, Israel, Latvia, Litva, Áo, Rumani, CH. Czech và Việt Nam).
Khẩu hiệu “Sân khấu là ngôn ngữ của các dân tộc” đã trở thành một lời cam kết của Lễ hội. Với ngôn ngữ hình thể, âm nhạc, vũ đạo và ánh sáng của nghệ thuật sân khấu, các tác phẩm đã đưa các dân tộc xích lại gần với nhau, vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, thể hiện thành công nội dung tác phẩm. Festival này là một sự kiện văn hoá góp phần tăng thêm sự hiểu biết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
Cuốn sách nhỏ giới thiệu thông tin về vở tuồng "Dưới bóng đa huyền thoại của Việt Nam
Vở diễn “Dưới bóng đa huyền thoại” của Nhà hát Tuồng Việt Nam được bạn bè quốc tế và đặc biệt người dân Abtenau, Áo đánh giá cao. Hình ảnh của Vở diễn “Dưới bóng đa huyền thoại” không những được Ban tổ chức chọn làm hình ảnh đại diện cho Festival, được đăng lên trang nhất của báo chí thành phố Abtenau, mà còn được các siêu thị, khách sạn, cửa hàng Abtenau sử dụng trong chương trình marketing của họ.
Hình ảnh của Vở diễn “Dưới bóng đa huyền thoại” được Ban tổ chức chọn làm hình ảnh đại diện cho Festival
Bà Veronika, Giám đốc Nhà hát Abtenau, Trưởng ban tổ chức Festival cho biết, lần đầu tiên người dân Abtenau được tiếp xúc với một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của châu Á. Bà đánh giá cao tính ước lệ và cách điệu của nghệ thuật Tuồng. Đây cũng là điểm hấp dẫn của Tuồng đối với người dân Áo.
Theo ĐSQ VN tại Áo