Phủ Na ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa còn có tên gọi khác là Na Sơn Động Phủ. Tại đây thờ song hành tín ngưỡng Mẹ Âu Cơ và Chúa Liễu Hạnh. Đền ra đời vào năm 1909, được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn và năm 1993 được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh.
Phủ Na nằm cách thành phố Thanh Hóa chỉ khoảng 30km. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng những ngày đầu xuân Tân Sửu 2021, Phủ Na vẫn đón hàng vạn lượt người dân và du khách thập phương hành hương về đây đi lễ cầu may.
Ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Tân Sửu, Phủ Na đón hàng vạn người dân và du khách đến du xuân, đi lễ đầu năm. Từng dòng người chật kín, nối dài hướng lên Phủ Na
Có những thời điểm, để tìm một chỗ trống trong bãi đỗ xe ô tô ngay phía ngoài Phủ Na là hơi khó, bãi đỗ xe rất rộng nhưng dường như luôn trong tình trạng kín chỗ
Ngay trước khu vực cổng chính vào Phủ Na, ban quản lý đã dựng tấm biển lớn đề nghị người dân và du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và bố trí khẩu trang để cho những du khách quên mang theo
Ngay trong khuôn viên, ban quản lý còn bố trí dung dịch sát khuẩn tại nhiều điểm để du khách có thể khử khuẩn trong quá trình tham quan, đi lễ
Thời tiết ngày mùng 4 Tết không nắng, không mưa rét, rất thuận lợi cho hoạt động du xuân của người dân và du khách
Con đường dẫn lên đền Cô Chín và đền Thượng đã được bê tông hóa và trang hoàng lộng lẫy; một số điểm vui chơi cũng đã được trang trí để du khách có thể "check in" khi đến nơi đây
Nơi đây vốn nổi tiếng về sự linh thiêng trong tín ngưỡng kết hợp với phong cảnh sơn thủy hữu tình tạo nên một quần thể di tích độc đáo mang tính nguyên sơ, nên hàng năm thu hút đông đảo người dân và du khách đến dâng hương, thưởng ngoạn cảnh vật thiên nhiên
Du khách không chỉ dâng hương, chiêm bái cảnh vật mà các điểm vui chơi trong khuôn viên Phủ Na cũng được bố trí, thu hút rất đông người đến chơi, đặc biệt là các em nhỏ
Tuy lượng khách giảm hơn so với thời điểm này năm trước, nhưng vẫn rất đông. Theo quan sát của phóng viên Dân trí, hầu hết những người đến đây đều đeo khẩu trang, chỉ có một số ít người vẫn không đeo, hoặc đeo khẩu trang không đúng cách
Con đường dẫn lên đền Thượng, đền Cô Chín và mó "nước thánh" lúc nào cũng đông đúc, nhiều điểm người dân và du khách phải chen chúc nhau mới qua được, đặc biệt là khu vực ngay sát đền Cô Chín
Người dân đeo khẩu trang đứng chen chúc nhau hành lễ trước đền Cô Chín
Dù khuôn viên chật, lượng người đông nên lúc nào khu vực đền Cô Chín, đền Thượng cũng trong tình trạng quá tải người
Na Sơn chính là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa, từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước đổ xuống phía sau đền Thượng, tạo thành dòng thác nhỏ trong vắt. Người dân và du khách sau khi trải qua hành trình làm lễ dâng hương thì đến đây để rửa mặt, xin nước
Với quan niệm đây là "nước thánh" trời ban nên ai cũng muốn lấy một ít để uống, rửa mặt hoặc mang về nhà để cầu may mắn trong năm mới
Khu vực nơi dòng nước từ đỉnh Na Sơn đổ xuống lúc nào cũng chật cứng người chen chúc nhau để lấy nước
Sau khi kết thúc hành trình làm lễ, xin "nước thánh", người dân và du khách xuôi xuống
Theo Dân trí
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |