Văn hóa

Hát Bội – nghệ thuật tuồng cổ

07:55 - 02/01/2020
Ở xứ Đàng Trong, hát Tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát Bội.

Tột đỉnh phát triển của nghệ thuật hát Bội là thời Tự Đức (1848 - 1883). Nghệ thuật hát Bội đã được Đào Tấn (1845 - 1907) đưa lên đến giai đoạn cực thịnh và chính nhờ có ông mà hát Bội nước ta tồn tại đến nay. Càng đi về phía Nam, hát Bội càng bén rễ trong dân gian với những đặc trưng riêng: cởi mở, mạnh mẽ, màu sắc, vui tươi hơn. 

hat boi – nghe thuat tuong co hinh 1

Ngôn ngữ hình thể là một phần quan trọng để diễn tả hành động và tính cách nhân vật. Khuôn mặt của mỗi nhân vật đều được hóa trang riêng để phân biệt tính cách. Phục trang của các nhân vật Tuồng gồm: áo giáp, áo thụng, áo đào văn, đai lưng... Đạo cụ thường là: kiếm, đao, thương, cờ, quạt, roi ngựa, phất trần...

Bên cạnh đó, “tiếng trống chầu” - cầu nối gữa diễn viên và khán giả - cũng là phần không thể thiếu trong hát Bội. Mỗi âm thanh từ trống chầu đều có quy tắc tượng trưng cho sự khen, chê, thưởng, phạt đối với tiếng ca hoặc vũ đạo.

hat boi – nghe thuat tuong co hinh 2

Hát Bội là “viên ngọc quý” trong văn hóa nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam, rất cần được phát huy và bảo tồn, để không bị mai một theo năm tháng. Tuy nhiên, cái khó của hát Bội hiện nay không chỉ là thiếu đất diễn mà là thiếu hụt lớp người kế thừa và đang ngày càng trở nên xa lạ với giới trẻ./.

Kim Oanh/Báo TNVN