Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Ảnh: Thành Vân
Nhào đất là một công đoạn quan trọng trong quá trình làm gốm. Ảnh: Thành Vân
Chuốt gốm - tạo dáng. Đây nét riêng của gốm Thanh Hà, là tinh hoa và linh hồn của gốm Thanh Hà. Ảnh: Thành Vân
Những sản phẩm gốm được tạo hình qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Tất cả là kinh nghiệm của người làm gốm, không có một khuôn thước định lượng nào. Ảnh: Thành Vân
Bình quân mỗi ngày, một nghệ nhân làm khoảng 200 đến 300 sản phẩm tuỳ thuộc vào kích thước. Ảnh: Thành Vân
Những “đứa con” được làm từ đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của những người thợ gốm Thanh Hà. Ảnh: Thành Vân
Khi đất đã được chuốt thành hình sẽ được đem ra phơi nắng. Ảnh: Thành Vân
Ông Nguyễn Ngữ, đã gắn bó với nghề làm gốm hơn 50 năm. “Hiện tại gia đình tôi đang có 3 thế hệ là tôi, con gái và cháu trai đang theo nghề làm gốm của ông cha” - ông Ngữ chia sẻ. Ảnh: Thành Vân
Người trẻ ở làng gốm Thanh Hà tiếp nối nghiệp ông bà ngày càng hiếm. Ảnh: Thành Vân
Nhiều cửa hàng bán đồ gốm mỹ nghệ ở Thanh Hà có bày sẵn bàn xoay gốm để biểu diễn cho khách, và cũng là để khách “thử sức” với nghề gốm. Ảnh: Thành Vân
Những chú tò he (người xứ Quảng hay gọi là con tu huýt hoặc con thú thổi), mang hình dáng những con vật rất thân quen phía bụng của con vật có trổ lỗ nhỏ, thổi hơi vào sẽ tạo ra âm thanh như tiếng sáo. Đây là một trong những món quà lưu niệm rất độc đáo và hấp dẫn. Ảnh: Thành Vân
Thành Vân/laodong.vn