Trong tiếng Ấn Độ, Chauth có nghĩa là “ngày thứ tư” còn Karwa là một chiếc nồi đất có vòi, biểu tượng của sự thịnh vượng và bình yên, là một trong những đồ vật quan trọng trong nghi lễ.
Vào ngày lễ, những người phụ nữ dậy sớm vào buổi sáng, làm lễ rửa tội và mặc những trang phục saree đẹp nhất họ có, họ vẽ nhưng hoa văn cầu kỳ trên đôi tay, chân của họ và bắt đầu làm lễ từ trước khi mặt trời mọc đến sau khi trăng lên.
Lễ hội Karwa Chauth là lời cầu chúc sức khỏe của người vợ Ấn dành cho chồng. Vào ngày lễ Karwa Chauth, phụ nữ Ấn đã có chồng tuân thủ nghi lễ rất nghiêm ngặt một trong số đó không đụng đến bất cứ thứ gì dù chỉ một giọt nước. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, họ sẽ cầm trên tay những chiếc sàng mỏng và hướng về mặt trời để cầu nguyện.
Những cô gái chưa chồng cũng tham gia, để cầu mong có được một người chồng như ý cho bản thân. Sau buổi lễ những người phụ nữ sẽ nhận được quà tặng, nước và đồ ăn ngọt như bánh, kẹo... từ người chồng của mình.
Lễ hội rất phổ biến ở miến Bắc và Tây Ấn như các thành phố Haryana, Punjab, Rajasthan, Uttar Pradesh và Gujarat. Nghi lễ được thực hiện để thờ cúng thần Shiva, Parvati và con trai của họ là Kartikeya. Khi mặt trăng bắt đầu lên, nghi lễ này mới kết thúc và những hoạt động bình thường của một ngày mới tiếp diễn. Khi đó, những người phụ nữ phá vỡ luật bằng cách dâng nước cho thần mặt trăng.
Theo phapluatplus.vn