Bộ GD&ĐT mới đây công bố dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông để lấy ý kiến rộng rãi. Đáng chú ý, trong dự thảo mới, Bộ GD&ĐT bỏ quy định đuổi học với những học sinh cá biệt, rèn luyện chưa tốt.
Kỷ luật là giáo dục tích cực
Lý giải về quy định này, theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT, một số điểm trong quy định khen thưởng và kỷ luật hiện hành được xây dựng từ năm 1988 không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Trước đây hình thức đuổi học là học sinh sẽ nghỉ học ở nhà, việc học tập bị gián đoạn, nhiều hệ lụy xảy ra như tạo tâm lý chán nản, tiêu cực. Học sinh có thể bị lôi kéo, sa vào những hoạt động không lành mạnh. Như vậy, yêu cầu, mục đích của việc kỷ luật và mục tiêu giáo dục không được thực hiện.
Đồng thời, quy định đuổi học đang đi ngược với tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Luật trẻ em 2016 và Luật giáo dục 2019. UNICEF Việt Nam cũng đưa ra hai quan điểm là phải bảo đảm quyền học tập của trẻ em và phải giáo dục kỷ luật tích cực dựa trên các kinh nghiệm quốc tế. Trong khi đó, UN Women có nhiều hoạt động hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến tôn trọng sự bình đẳng và giáo dục tích cực.
Việc bỏ quy định đuổi học nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục tích cực trong nhà trường, đảm bảo sự tôn trọng, bao dung, nhất quán, không định kiến. Đồng thời nhà trường không sử dụng các hình thức phê bình, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần học sinh. Mục đích của kỷ luật là để ngăn chặn hành vi vi phạm; giáo dục, giúp đỡ học sinh chủ động điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm; góp phần xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, chống bạo lực học đường.
Nếu không đuổi học, nên kỷ luật bằng hình thức nào?
Bộ GD&ĐT thay đổi quy định đuổi học bằng biện pháp kỷ luật dừng học tập trên lớp tối đa 2 tuần. Theo đó, khi học sinh bị đình chỉ học tập trên lớp, nhà trường sẽ ban hành kế hoạch giáo dục riêng với sự đồng thuận của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh. Các em không được lên lớp nhưng vẫn phải đến trường để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng này.
Sở dĩ Bộ GD&ĐT chỉ cho học sinh tạm dừng việc học 2 tuần là để đảm bảo tính thống nhất với các quy định khác trong thông tư, đặc biệt là quy định học sinh được nghỉ tối đa 45 ngày trong một năm học, nếu không sẽ bị lưu ban. Nếu học sinh cá biệt từng bị kỷ luật tạm dừng việc học mà vẫn tái phạm thì hiệu trưởng có thể tiếp tục kỷ luật dừng học tập trên lớp thêm 1-2 tuần nhưng phải đảm bảo không vi phạm mức trần quá 45 ngày. Nếu tái phạm quá nhiều lần, nhà trường có thể sự phối hợp của cơ quan chức năng để tiếp cận xử lý hành chính, hình sự tùy theo hành vi và mức độ vi phạm.
Tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm. Tuy nhiên, các hình thức kỷ luật này chỉ áp dụng với học sinh cấp THCS và THPT, không dùng với cấp tiểu học.
"Cuộc cách mạng lớn” trong giáo dục liệu có dễ thực hiện?
Nhiều nhà giáo cho rằng, dự thảo này thể hiện được tinh thần “giáo dục tích cực” mà chúng ta đang hướng tới. Tuy nhiên, thủ tục để thực hiện các hình thức khen thưởng, kỷ luật trong dự thảo mới này còn nặng hình thức và phải thông qua nhiều thành phần... Điều này sẽ gây nặng nề và lãng phí thời gian.
Thêm vào đó, năng lực của giáo viên trong việc giải quyết các tình huống cũng rất quan trọng. Do vậy, giáo viên cần phải được tập huấn, rèn luyện các phương pháp giáo dục tích cực mới phát huy được hiệu quả.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình cũng có không ít những quan điểm cho rằng nếu không cẩn thận, dự thảo này nhân văn với một học sinh nhưng lại không nhân văn với rất nhiều học sinh khác.
Theo chuyên gia, khi trẻ biết ở giới hạn nào đó bị đuổi học thì chúng sẽ làm sao để không bị đuổi học. Đây là giá trị răn đe. Nếu tìm mọi cách giữ những học sinh này trong nhà trường thì môi trường học không còn phù hợp, vì vậy việc đào tạo không hiệu quả mà còn gây hậu quả cho người khác.
Đối với các học sinh hư có thể ra các trường văn hóa hay các trường giáo dưỡng, nơi quá quen xử lý với những trẻ em ngỗ nghịch, họ sẽ có kinh nghiệm xử lý và nuôi dạy các em hơn trường học bình thường.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về đề xuất này?
PV
Liên quan tới 2 vụ nổ xảy ra tại xóm Quyết Tiến (xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) khiến 4 người...
Tín dụng bất động sản tiếp tục tăng trưởng trong nửa đầu năm 2024, nhờ vào sự hồi phục của thị trường và lãi...
Sáng ngày 30/08, TP. Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành công trình mở rộng hệ thống thu gom và xử lý...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...