Góp mặt tại “Phiên chợ vùng cao”, các nghệ nhân khèn Mông của huyện Mường Ảng đã giới thiệu tới du khách từ quá trình làm khèn cho đến những vẻ đẹp của âm nhạc và nét đặc sắc trong nghệ thuật múa khèn Mông. Từ bao đời nay, khèn là nhạc cụ gắn liền với đời sống của người Mông, là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh, là tâm hồn, bản sắc của dân tộc Mông. Tiếng khèn Mông giữa rừng núi bao la vửa phóng khoáng, vừa lạng mạn, trữ tình.
Nghệ nhân Hậu Phải Chính, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, Điện Biên
Nghệ nhân Hậu Phải chính cho biết: "Tôi bắt đầu làm khèn từ năm 18 tuổi, đến nay cũng đã gần 40 năm. Bây giờ trong bản không có ai làm nghề này, cả huyện Mường Ảng cũng chỉ có vài người. Tôi sợ một ngày nào đó nghề làm khèn sẽ bị mai một. Bởi vậy, tại “Phiên chợ vùng cao” này tôi mong muốn giới thiệu kỹ thuật chế tác khèn Mông đến với bà con trong tỉnh và du khách thập phương với hy vọng có thể truyền đạt lại cho các thế hệ con cháu nghề này để cùng nhau gìn giữ và bảo tồn chiếc khèn Mông, một nét văn hóa đặc sắc của người Mông nơi vùng cao”.
Đồng bào dân tộc Thái mang đến những sản phẩm và giới thiệu nghệ thuật thêu hoa văn lên chiếc khăn Piêu, biểu tượng của phụ nữ Thái, thể hiện sự khéo léo, trình độ thẩm mĩ và sự tài hoa trên trang phục của người Thái Đen. Khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm cho đến khi đạt đến sắc độ màu ưng ý, phụ nữ Thái sẽ thêu lên những họa tiết hoa văn sặc sỡ, bắt mắt.
Chị Lò Thị Toản, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên
Chị Lò Thị Toản kể, khăn Piêu được dùng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, che nắng, che gió, giữ ấm về mùa Đông. Khăn Piêu còn thường để làm quà của cô dâu ngày cưới tặng nhà chồng. Khăn Piêu dùng làm đạo cụ để biểu diễn văn nghệ, làm vật kỷ niệm tặng bạn trai trong cuộc vui chơi ném còn ngày Tết. Người con gái Thái khi mặc trang phục truyền thống, đội đầu khăn Piêu thì càng tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ.
Đến "Phiên chợ vùng cao" du khách còn được chiêm ngưỡng Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông Hoa, một trong tám loại hình di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Điện Biên.
“Phiên chợ vùng cao" lần đầu tiên được tổ chức nhân dịp lễ hội hoa Ban, lần thứ 6, được tỉnh Điện Biên kỳ vọng sẽ đem đến cho du khách những trái ngiệm thú vị khi được khám phá, tìm hiểu những nét văn hóa đa dạng và độc đáo của đồng bào 19 dân tộc anh em, chung sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Phiên chợ diễn ra đến hết ngày 18/3.
Vietnam Journey/TTXVN
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...