Hội quán Hải Nam nằm trên đường Trần Phú là một trong 19 địa điểm tham quan có thu phí ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. 4 đợt dịch Covid-19 xảy ra, điểm tham quan này phải đóng cửa.
Hội quán Hải Nam, 1 điểm tham quan có bán vé ở Hội An phải đóng cửa suốt 4 đợt dịch Covid-19
Ông Ngô Nguyên Thọ, Phó Trưởng Ban trị sự Hội quán Hải Nam cho biết, trước khi dịch xảy ra, mỗi tháng điểm tham quan này đón 25.000 lượt khách. Số tiền bán vé dùng để trùng tu, sửa chữa các hạng mục di tích xuống cấp, chống mối mọt, chi phí vận hành, đóng góp quỹ khuyến học và an sinh xã hội ở địa phương. Gần 2 năm qua, Hội quán liên tục đóng cửa, một số hạng mục di tích xuống cấp, mối mọt ăn hại nhưng không có nguồn kinh phí để sửa chữa.
Ông Thọ chia sẻ: “Kinh phí hoạt động của Hội quán tất cả đều là tiền trích lại từ vé tham quan. Hiện nay, di tích xuống cấp rất nhiều nên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bây giờ dĩ nhiên cũng muốn di tích sống lại, thì phải mở cửa có người trông coi, đón khách, quét dọn, phải bật điện, như thế rất khó khăn về kinh phí cho hội quán. Hội quán cũng đang cắt giảm bớt một phần chi phí.”
Bức phù điêu bằng đồng quý giá tại Di tích Hội quán Hải Nam phố Cổ Hội An
Trải qua 4 đợt dịch Covid-19, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch ở phố cổ Hội An điêu đứng, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phá sản, lâm cảnh nợ nần. Báo cáo của Chi cục Thuế thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, có hơn 250 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, trong đó có 62 doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh và hơn 2.000 hộ kinh doanh cá thể ngưng hoạt động do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ông Phùng Nhanh, Chi cục Trưởng Chi cục Thuế thành phố Hội An cho biết, nguồn thu ngân sách địa phương sụt giảm nghiêm trọng, thu từ phí, bán vé tham quan cũng không được bao nhiêu.
“Gần như tất cả các hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh trong khu phố cổ gần như đóng cửa. Những hộ kinh doanh ở phố cổ phần lớn là nơi khác đến thuê lại, số tiền thuê mặt bằng rất lớn. Mở cửa thì không có khách, trong khi mặt bằng phải trả tiền nên các hộ không thể mở được. Thành phố có chủ trương tạo điều kiện không thu thuế trong vòng 6 tháng nhưng họ không kinh doanh được, mở ra không bán được lại tốn chi phí”, ông Nhanh nói.
Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, các điểm tham quan có bán vé ở Hội An luôn đông khách du lịch tham quan
Mới đây, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An và quy định mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, thống nhất hỗ trợ 13 di tích tư nhân có tên trong ô vé tham quan phố cổ Hội An với mức 5 triệu đồng/tháng/di tích, áp dụng từ đầu tháng 7 cho đến hết năm 2021.
Qua đó, hỗ trợ các chủ di tích một phần chi phí quản lý, điện, nước, thuê người phục vụ,…để duy trì mở cửa đón khách tham quan. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng quyết định chi 10 tỷ đồng hỗ trợ các cơ quan, đơn vị tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông, xúc tiến, quảng bá... kích cầu du lịch với mức tối đa không quá 500 triệu đồng/1 sự kiện.
Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ mỗi chủ di tích tư nhân có tên trong ô vé tham quan phố cổ Hội An 5 triệu đồng/tháng để khuyến khích mở cửa đón khách phục hồi du lịch
Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau đợt dịch lần thứ 3, có thời điểm lượng khách đến Hội An rất đông, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và chính quyền thành phố đã lên các kịch bản chương trình đón khách dịp lễ 30/4 và 1/5 và kỳ nghỉ hè năm nay. Nhiều doanh nghiệp, khu điểm du lịch bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư làm mới sản phẩm trở lại đón khách, bất ngờ dịch xảy ra đành phải dừng lại.
Hội An mở lại một phần hoạt động tuyến tham quan du lịch Hội An - Cù Lao Chàm sau dịch Covid-19
Theo ông Nguyễn Văn Lanh, hiện nay, dịch ở Quảng Nam cơ bản kiểm soát nhưng chính quyền thành phố chưa xem xét mở cửa tham quan phố cổ trở lại, trước mắt nối lại tuyến du lịch thăm Cù Lao Chàm: “Chúng tôi mạnh dạn mở cửa tuyến Cù Lao Chàm. Ban đầu đón khách nội địa của Quảng Nam, rồi mở ra khách Đà Nẵng, các nơi ngoại trừ khách vùng dịch, hoặc dòng khách du lịch trải nghiệm, khám phá thắng cảnh, nơi tương đối biệt lập như: lặn biển ngắm san hô…Nếu tình hình ổn thì sẽ tiếp tục mở cửa tham quan phố cổ, rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm, các làng nghề...".
Đình Thiệu/VOV miền Trung
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Cận Rằm tháng Giêng, thị trường đồ phóng sinh trở nên tấp nập hơn tại các cửa đền, chùa trên địa bàn TP.Hà...
Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...
Cành quả lựu, quả hồng, mành tre trang trí… là một số sản phẩm trang trí ngày Tết đang thu hút nhiều người...
Châu Á có 6 đại diện nằm trong top 10 thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới.
Tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ Conde Nast Traveler mới đây công bố danh sách 10 thành phố lớn tốt nhất trên...
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, người làng nghề bánh đa nem ở Ngự Câu (xã An...
Những ngày cuối năm, “xóm heo đất” tại Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại bận rộn hơn thường nhật để đảm...
Năm nay, nhiều nhà vườn ở Hà Nội lo lắng “trượt” Tết vì thời tiết bất thường khiến những cánh đồng hoa đồng...
Gần Tết, ở vùng đất bãi ven sông Đáy thuộc xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là những vườn phật thủ xanh...
Những ngày này, cây phát lộc tại xã Minh Tân (Đông Hưng, Thái Bình) xuất hiện tình trạng héo úa, hư hỏng hàng...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến dai dai đã trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của...