Đền, chùa Xã Tắc tọa lạc tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái, trước kia có tên là “Đàn miếu Xã Tắc Đại vương” là nơi lập đàn để tế long thần thổ địa. Đền được xây dựng khoảng cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỷ thứ XIV dưới thời nhà Trần, thờ thần Xã Tắc, Bản cảnh thành hoàng của châu Móng Cái xưa; thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, Cao Sơn Đại Vương, Long thần thổ địa bản thôn và các vị tiên công của những dòng họ đã có công khai khẩn vùng đất này.
Trải qua thời gian với những thăng trầm lịch sử, đền Xã Tắc đã được trùng tu nhiều lần và hiện di tích gồm các hạng mục nghi môn, chính điện, tả vu hữu vu, lầu chuông, gác trống, miếu Sơn thần...
Di tích Quốc gia đền Xã Tắc
Với người dân vùng biên giới Móng Cái, đền Xã Tắc là một trong những công trình có giá trị đặc biệt tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng.
Chị Đặng Thị Đào, xã Hải Sơn cho biết: “Với nhân dân xã Hải Sơn những ngày lễ hoặc, ngày hội chúng tôi thường tới đây lễ và báo công tại Đền Xã Tắc. Hôm nay tôi rất phấn khởi vì đền được công nhận là di tích Quốc gia".
Với người dân vùng biên giới Móng Cái, đền Xã Tắc là một trong những công trình có giá trị đặc biệt tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng
Anh Bùi Hữu Đạt, phường Ka Long, thành phố Móng Cái chia sẻ: "Tôi và đoàn thanh niên của thành phố sẽ luôn trau dồi kiến thức, giới thiệu giá trị lịch sử đến với người dân và tham gia giữ gìn, chăm sóc cây xanh, cảnh quan của đền Xã Tắc".
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu, Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3238, công nhận di tích lịch sử Đền Xã Tắc là di tích Quốc gia.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục Trưởng Cục di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) là một trong số ít các địa phương trong cả nước còn lưu giữ, duy trì và phát huy được giá trị văn hóa, lịch sử của tục lệ thờ thần Xã Tắc và thực hiện lễ tế đàn Xã Tắc.
Đây là ngôi đền nằm cạnh ngã ba sông biên giới, được coi là “Cột mốc văn hóa” góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc
“Cần bổ sung hoàn thiện,những hồ sơ nghiên cứu khoa học,lịch sử đối với di tích, qua đó người dân và du khách khi đến với di tích sẽ hiểu hơn về giá trị lịch sử, văn hóa của Đền. Đây cũng là việc làm thiết thực giáo dục truyền thống yêu nước của người dân nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc", ông Trần Đình Thành nói.
Vũ Miền / VOV Đông Bắc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...
Cành quả lựu, quả hồng, mành tre trang trí… là một số sản phẩm trang trí ngày Tết đang thu hút nhiều người...
Châu Á có 6 đại diện nằm trong top 10 thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới.
Tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ Conde Nast Traveler mới đây công bố danh sách 10 thành phố lớn tốt nhất trên...
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, người làng nghề bánh đa nem ở Ngự Câu (xã An...
Những ngày cuối năm, “xóm heo đất” tại Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại bận rộn hơn thường nhật để đảm...
Năm nay, nhiều nhà vườn ở Hà Nội lo lắng “trượt” Tết vì thời tiết bất thường khiến những cánh đồng hoa đồng...
Gần Tết, ở vùng đất bãi ven sông Đáy thuộc xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là những vườn phật thủ xanh...
Những ngày này, cây phát lộc tại xã Minh Tân (Đông Hưng, Thái Bình) xuất hiện tình trạng héo úa, hư hỏng hàng...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến dai dai đã trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của...
Tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) xuất hiện nhiều chậu quýt dáng lục bình khổng lồ độc đáo với giá thành khủng...