Iran: Giơ ngón cái
Đây là cử chỉ tay mà nhiều người thích và cho là bình thường, tuy nhiên có thể trở thành điều khiếm nhã ở một số nơi. “Thật không may, ở Iran hay Afghanistan, hành động giơ ngón tay cái lên tương tự như việc giơ ngón tay giữa trong văn hóa phương Tây” - Dana Hooshmand, tác giả của trang web Discover Discomfort giải thích. Tuy nhiên, ngày nay người Iran được biết đến với sự hòa đồng, họ sẽ không cho là bị xúc phạm khi du khách nước ngoài có hành động này.
Anh: Giơ tay chữ V
Trên khắp thế giới, động tác giơ ngón tay thứ hai và thứ ba lên tạo thành hình chữ V đã vô cùng phổ biến. Nếu bạn làm động tác này ở Anh với lòng bàn tay hướng ra ngoài thì vô hại. Nhưng nếu lòng bàn tay quay về phía bạn thì đôi khi trở thành một sự xúc phạm lớn, mang tính kích động. Dẫu sao du khách vẫn được thông cảm, người dân bản địa sẽ nhắc bạn xoay lòng bàn tay ra ngoài để tránh những rắc rối.
Một giả thuyết chưa được kiểm chứng nhưng khá thú vị đằng sau ý nghĩa này. Bắt nguồn từ các trận chiến trong thế kỷ 15, những tù nhân chiến tranh được cho là đã bị chặt ngón tay thứ hai và thứ ba để họ không thể bắn cung được nữa. Do đó, những tù nhân trốn thoát được trước khi chịu hình phạt này sẽ giơ hai ngón tay lên để thể hiện sự chế nhạo. Hàm ý chế nhạo của cử chỉ này vẫn còn cho đến ngày nay.
Malaysia: Chỉ tay bằng ngón trỏ
Hành động chỉ tay bằng ngón trỏ thường bị coi là khiếm nhã tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Malaysia. Để giữ phép lịch sự, người Malaysia dùng ngón cái, thường là tay phải, khi cần chỉ hướng hoặc nhắc tới điều gì đó. Ở một số nơi ví dụ như công viên giải trí Disneyland, các nhân viên được đào tạo để luôn dùng hai ngón tay khi chỉ đường cho du khách.
Thái Lan: Chạm vào đầu người khác
Ở Mỹ, vỗ nhẹ vào đầu ai đó, đặc biệt là với trẻ nhỏ có thể là một cử chỉ ngọt ngào và đầy yêu thương, còn vuốt tóc ai đó là một hành động vui đùa. Nhưng khi đến Thái Lan, hành động này có thể coi là sự xúc phạm nghiêm trọng.
Tại Thái Lan, đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất; vì vậy bạn không nên dùng tay chạm vào đầu người khác để tránh bị hiểu là không tôn trọng hoặc vấy bẩn điều thiêng liêng này. Tương tự, bàn chân được coi là bộ phận kém sạch sẽ nhất trên cơ thể, vì vậy giơ ngón chân về phía người khác được coi là hành vi xúc phạm ở Thái Lan.
Brazil: Ký hiệu OK
Ở Mỹ, các nước phương Tây và một số nước châu Á, ký hiệu này thể hiện cho sự đồng ý nhưng ở Brazil thì nó lại là cử chỉ thô tục. Theo blogger du lịch Talek Nantes, cử chỉ tay này đại diện cho chữ “O” và chữ “K” ở Mỹ, tuy nhiên ở quốc gia Nam Mỹ, nó mô tả một bộ phận cơ thể tế nhị, nhất là khi bạn hướng lòng bàn tay vào phía trong.
Đài Loan: Chỉ tay lên Mặt Trăng
Theo niềm tin của người Đài Loan (Trung Quốc), việc chỉ tay lên Mặt Trăng không xúc phạm ai đó, nhưng sẽ khiến Nữ thần Mặt Trăng nổi cơn thịnh nộ. Người ta tin rằng những ai xúc phạm Nữ thần Mặt Trăng sẽ chịu trừng phạt, ví dụ như bị cắt tai. Vì vậy, nếu bạn có dịp ngắm trăng ở Đài Loan, hãy cố gắng giữ tay ở bên mình và đừng chỉ lên Mặt Trăng.
Ấn Độ, các nước Trung Đông: Sử dụng tay trái sai cách
Ở những nền văn hóa này, tay phải và tay trái được chỉ định nhiệm vụ cụ thể. Tay phải được sử dụng để ăn, đưa tiền hoặc chọn đồ khi mua hàng. Tay trái được dành cho những công việc ít dễ chịu hơn như làm sạch cơ thể, nhất là sau khi đi vệ sinh. Bởi vì điều này, tay trái được coi là không sạch sẽ và không được sử dụng cho các hoạt động xã hội khác. Vì vậy, nếu bạn dùng tay trái để ăn, trả tiền, chuyển đồ vật hay gọi ai đó sẽ bị coi là hành động cực kỳ thiếu tôn trọng.
Italy: Vuốt cằm
Khi đến Italy, hãy cẩn thận nếu bạn có thói quen vuốt cằm. Ở Italy, nhất là khu vực phía Bắc, động tác hướng lòng bàn tay lên và dùng ngón tay để tự vuốt cằm được hiểu là cử chỉ gây hấn, có nghĩa là "biến đi" hoặc tồi tệ hơn thế. Ở Bỉ, Pháp, Tunisia, nếu bạn có cử chỉ này khi nói chuyện thì người bản địa có thể hiểu theo ý nghĩa khiếm nhã tương tự.
Philippines: Dùng ngón tay để gọi
Ở nhiều quốc gia, mọi người vẫy tay như một cách để ra hiệu và gọi ai đó, giống như thông điệp "hãy đến đây". Tuy nhiên nếu bạn gọi ai đó bằng ngón trỏ sẽ là hành vi khiếm nhã. Ở Philippines, cử chỉ này là cách thường dùng để gọi chó hay động vật nói chung, vì vậy không được dùng khi cho người. Tương tự ở Hàn Quốc, khi bạn vẫy tay với lòng bàn tay hướng về phía ai đó cũng là hành động thiếu tôn trọng.
Theo VOV.VN
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...