Trong đêm 30 tết, chiêng trống nổi lên rộn rã tại nhà trưởng dòng họ. Lúc này, ngoài sân, các gia đình con cháu trong dòng họ đã chuẩn bị sẵn sàng qua canh 1 là “Khzuất tzụaz” (Khởi hành), để tất cả dòng họ đi về hướng đông. Họ nhặt những hòn đá tượng trưng là vàng ngọc, hái những cành hoa tượng trưng cho phúc lộc, duyên may rồi cả đoàn người mang những lễ vật đó quay về nhà trưởng dòng họ, đặt phía dưới bàn thờ. Sau đó tiếp tục chuẩn bị các mâm lễ bái tổ tông, rồi ra sân chất thêm củi lửa, xếp thành hàng đợi trưởng dòng họ rót những bát nước mới mời họ hàng, thay cho lời chúc sức khoẻ, năm mới may mắn hạnh phúc.
Bếp lửa được chất thêm củi
Lễ vật Pái nhnáng của người Dao Đỏ Điện Biên được các gia đình trong dòng họ kỳ công chuẩn bị. Nếu tổ tiên có bao nhiêu âm thì con cháu trong dòng họ phải chuẩn bị tương ứng bấy nhiêu con gà. Ngoài con gà trống đang tập gáy mang đến nộp cho trưởng dòng họ, đại diện các gia đình khi đến Pái nhnáng phải mang đủ 120 cuộn tiền âm. Các lễ vật phải có đủ gạo, rượu, dao liềm, cờ giấy…, đặc biệt những con gà trống phải để sống cho đến khi kết thúc lễ bái tổ tông mới được sát.
Gà trống là lễ vật không thể thiếu trong lễ Pái nhnáng
Lễ bái tổ tông của người Dao Đỏ được tổ chức với hai nghi thức: Bái âm (pái ziêm) và bái dương (pái zàng). Mỗi năm tổ chức một lần và do cả dòng họ quyết định. Lễ này được dòng họ kỳ công chuẩn bị. Vào đúng đêm 30 tết, đại diện các gia đình có mặt tại nhà trưởng dòng họ. Sau khi tất cả con cháu “khzuất saz” quay về thì người thầy cúng làm lý cúng báo tổ tiên biết để làm lễ bái âm. Những mong tổ tiên cầm trịch và phù hộ. Bếp lửa được chất thêm củi, trống chiêng mỗi lúc nổi lên rầm rộ và liên tục. Những người đàn ông Dao có nhạy cảm với “đồng bóng’ thì rung cả người lên nhảy vào đống lửa đang cháy ngùn ngụt, và nằm lăn ra rồi từ từ lăn về phía bàn thờ. Theo quan niệm của đồng bào Dao, khi lên đồng như vậy có nghĩa mời tổ tiên tắm sạch sẽ, gột rửa những điều không may mắn, khai sáng, phù hộ con cháu làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu.
Nghi lễ đi vòng tròn để chuẩn bị cắt tiết gà
Sau nghi lễ nhảy lửa, người thầy cúng sẽ chọn ra 8 người đã có tên âm là những người bái tổ tông. Số người này đứng thành hàng ngang, mặt hướng về phía bàn thờ, mỗi người trong tay cầm những lễ vật như dao, liềm, cờ, gà trống: tiến lùi 12 lần, vái 12 cái. Hết động tác vái thì đi vòng quanh những cái bát đặt sẵn dưới đất để chuẩn bị cắt tiết gà. Sau đó mỗi người lấy một ít tiết gà bôi vào bàn thờ, rồi nhổ vài cái lông gà ở cổ dính vào đó. Nghi thức này có ý nghĩa tiễn các binh mã của tổ tiên. Và ra dấu với các thần linh là dòng họ Chảo đã làm lễ bái âm. Sau đó thầy cúng đốt tiền giấy, rót rựou tiễn đưa tổ tiên về nơi âm phủ. Những người lên đồng làm động tác “thúi tồng” (thoái đồng). Lễ bái âm kết thúc.
Sau khi kết thúc lễ bái âm, các thành viên trong dòng họ lại bắt tay tổ chức lễ bái dương ngay trong sáng ngày mồng 1. Sau khi con cháu đã thắp hương cúng tổ thì mỗi người được phát một sấp tiền âm phủ cầm trên tay. Tất cả con cháu đều hướng bề phía bàn thờ tổ tiên, bái theo sự điều khiển của thầy cúng. Thầy cúng đọc bài, con cháu bái đủ 12 lần, bởi một năm có 12 tháng, một ngày đêm có 12 thời khắc.
Phong tục của người Dao đỏ ở Nậm Pồ xưa và nay đều gìn giữ truyền thống Pái Nhnáng bắt đầu vào đêm 30 tại nhà trưởng dòng họ, để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là dịp để họ cảm tạ các vị gia tiên, thần linh đã phù hộ độ trì họ suốt năm qua, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, dòng họ trên dưới ấm no, hạnh phúc.
Chẻo Thu/ VOV Tây Bắc
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...