Bệnh nhân là một người phụ nữ 65 tuổi, được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Bảo Sơn, Côn Minh, Trung Quốc trong gần 2 tuần sau khi được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2.
Theo một bài báo của nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Côn Minh do Tiến sĩ Hu Min dẫn đầu, chỉ 4 ngày sau khi được tiêm tế bào gốc máu cuống rốn, bệnh nhân đã có thể đứng lên và đi lại.
Bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng sau khi điều trị bằng tế bào gốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
“Mặc dù chỉ có một trường hợp phục hồi sau khi điều trị bằng tế bào gốc được ghi nhận, tuy nhiên, điều này rất quan trọng và có thể truyền cảm hứng cho các thí nghiệm lâm sàng tương tự trong điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có tình trạng bệnh nghiêm trọng”, ông Hu Min cho biết.
Việc điều trị bằng tế bào gốc có thể là một lựa chọn phù hợp để đưa vào sử dụng hoặc kết hợp với các tác nhân miễn dịch khác.
Theo cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người phụ nữ kể trên là một trong 14 trường hợp thử nghiệm sử dụng tế bào gốc để điều trị Covid-19 ở Trung Quốc. Trong khi công nghệ này còn gây tranh cãi, các cơ quan y tế và chuyên gia y tế vẫn hy vọng rằng nó có thể trở thành phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh nặng.
Bệnh nhân tại Bệnh viện Bảo Sơn đã tới Côn Minh vào ngày 21/1 trên một chuyến bay khởi hành từ Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Một tuần sau, cô bị sốt nhẹ, ho và mệt mỏi. Cô đã đến một bệnh viện công và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, sau đó, cô được chuyển tới Bệnh viện Bảo Sơn.
Theo các hướng dẫn điều trị Covid-19 do chính phủ Trung Quốc ban hành, bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus, kháng sinh và thở oxy. Ban đầu, tình trạng của cô có cải thiện nhưng sau đó xấu đi nhanh chóng và cô được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt vào ngày 1/2.
Do tình trạng sức khỏe của người phụ nữ dần xấu đi, các bác sĩ đã tham khảo ý kiến của bệnh viện và gia đình bệnh nhân và tiến hành thực hiện phương pháp tiêm tế bào gốc vào ngày 9/2.
Tế bào gốc là những tế bào ở giai đoạn đầu có khả năng thích nghi cao, phát triển thành các loại tế bào có chức năng khác nhau để tạo ra mô, cơ quan hoặc dịch cơ thể. Những tế bào gốc được sử dụng điều trị cho bệnh nhân ở Côn Minh lấy từ phòng thí nghiệm dây rốn của trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ đã cân nhắc sử dụng liệu pháp tế bào gốc vì SARS-CoV-2 được chứng minh là gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi, gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Các thử nghiệm tiến hành trên động vật cho thấy tế bào gốc có thể điều trị những tổn thương đó.
Bệnh nhân tại Bệnh viện Bảo Sơn, Côn Minh đã được tiêm mũi tế bào gốc đầu tiên trong tổng số 3 mũi vào ngày 9/2. Sau khi không có tác dụng phụ với liều ban đầu, cô được tiêm mũi thứ 2 vào 3 ngày sau đó. Đến ngày 13/2, cô đã có thể ra khỏi giường bệnh và đi lại với sự giúp đỡ của bác sĩ.
Cô được tiêm mũi tế bào gốc cuối cùng vào ngày 15/2 và 2 ngày sau đó, cô đã rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt và trở lại phòng bệnh bình thường. Tình trạng sức khỏe của cô có tiến triển và xét nghiệm dịch cổ họng của cô cho thấy kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bác sĩ Li Honghui, người tham gia vào các thử nghiệm tương tự tại Bệnh viện Trung ương tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho biết, tiêm tế bào gốc có thể mang lại kết quả đáng kể trong vòng 3 ngày.
“Chúng tôi không thể bám lấy các quy tắc, chúng tôi phải mạnh dạn thử các phương pháp điều trị mới” ông Li Honghui nói.
Zhang Xinmin, Giám đốc công nghệ sinh học của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nói trong một cuộc họp báo ngày 15/2 rằng, kết quả sơ bộ của các thử nghiệm tế bào gốc được thực hiện trên cả nước cho thấy công nghệ này là an toàn và hiệu quả.
Theo truyền thông Trung Quốc, các bệnh viện ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc đã nhận được lô tế bào gốc đầu tiên vào tuần trước và sẽ tiến hành điều trị cho 3 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 trở bệnh nặng.
7 bệnh nhân Covid-19 khác ở Bắc Kinh cũng đã được điều trị bằng tế bào gốc và cho kết quả tương tự người phụ nữ ở Côn Minh.
Công nghệ tế bào gốc đã xuất hiện từ những năm 1980 tuy nhiên vẫn còn gây tranh cãi. Ban đầu, các nhà khoa học xem xét sử dụng phôi thai làm nguồn cung cho tế bào gốc nhưng ý tưởng này đã bị bác bỏ.
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học đang tham gia vào nghiên cứu về tế bào gốc. Trong khi việc sử dụng các tế bào từ phôi thai bị cấm, các nhà khoa học được phép sử dụng trứng đã thụ tinh bị loại bỏ do nhiễm bệnh hoặc khiếm khuyết.
Một bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc cho biết, đã có nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng y tế về lợi ích tiềm năng của phương pháp tế bào gốc.
“Ngành công nghiệp tế bào gốc có thể sẽ đem lại lợi ích để thúc đẩy công nghệ của họ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát, tuy nhiên, nếu phương pháp này thực sự hiệu quả, nên được điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn”, vị bác sĩ cho biết./.
Theo VOV.VN
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...