Đúng ngày 3.3 âm lịch, đồng bào Tày, Nùng tại Bắc Kạn đều đi tảo mộ, tưởng nhớ những người đã khuất
Từ sáng sớm ngày 3 tháng 3 âm lịch, khắp các triền đồi, chân núi... từng đoàn người mang theo đồ lễ và dụng cụ đi tảo mộ cho những người thân đã khuất. Sau khi thắp nhang, những ngôi mộ sẽ được phát cỏ dại, quét dọn sạch sẽ và trang trí lại những cây nêu treo dải băng bằng giấy màu được cắt tỉa cầu kỳ.
Các thế hệ trong gia đình kính cẩn, thắp hương tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để giáo dục cho con cháu nhớ tới ông bà, tổ tiên, nhớ đến truyền thống gia đình
Với đồng bào Tày, Nùng vùng cao Bắc Kạn nói riêng và nhiều tỉnh miền núi phía bắc nói chung, ngày 3/3 Âm lịch có lẽ là ngày quan trọng chỉ sau ngày Tết Nguyên đán, bởi đó là ngày con cháu quây quần, sum họp bên mộ phần những người đã khuất như một cách để tri ân, tưởng nhớ tổ tiên.
Chị Ma Thị Minh Thương, sống tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Đây là dịp để con cháu nhớ ông bà, tổ tiên mình. Đây là dịp con cháu ở khắp mọi miền gặp gỡ nhau, cùng nhau đi chăm sóc phần mộ ông bà mình, mong ông bà phù hộ con cháu có sức khỏe, đoàn kết, yêu thương nhau."
Mâm lễ dâng lên người đã khuất tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình nhưng không thể thiếu các món ăn truyền thống như xôi ngũ sắc, các loại bánh lá gai, bánh trứng kiến...
Sau khi đã phát dọn lại mộ phần người thân cho sạch sẽ, các thành viên trong gia đình sẽ cùng bày mâm lễ đã chuẩn bị sẵn để dâng cúng người đã khuất. Lễ vật thường có đủ rượu, thịt, hoa quả, vàng hương và không thể thiếu món xôi đỏ đen hoặc xôi ngũ sắc cùng các loại bánh dày, bánh dậm, bánh trứng kiến, bánh lá ngải...
Không chỉ có đồng bào Tày, Nùng mà nhiều gia đình người Kinh sinh sống ở Bắc Kạn từ nhiều đời cũng chọn ngày 3/3 Âm lịch để làm lễ tảo mộ. Anh Trần Hoàng Hải, sống tại phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn cho rằng, với người Kinh hay người Tày, người Nùng thì đây đều là cách để những người còn sống nhớ tới ông bà, tổ tiên.
Tục lệ tảo mộ trong tiết Thanh Minh vào đúng ngày 3/3 âm lịch của đồng bào Tày, Nùng từ bao đời nay đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống, cũng là cách răn dạy các thế hệ con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, nguồn cội và để những thành viên trong gia đình thêm gắn bó, thương yêu.
Để chuẩn bị cho ngày 3/3 Âm lịch, các gia đình từ thành phố hay nông thôn đều tổ chức gói bánh, đồ xôi... để mâm lễ dâng lên ông bà tổ tiên được ý nghĩa hơn. Đây cũng là nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào Tày, Nùng vùng cao Bắc Kạn vẫn được lưu truyền.
Công Luận/VOV Đông Bắc
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...