Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, mục đích của việc xây dựng dự thảo này là nhằm hướng tới khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách phù hợp với từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự thảo quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách khi từng bước nới lỏng các biện pháp phòng chống, dịch COVID-19.
Cụ thể, tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang cư trú tại địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg trừ các trường hợp được cấp có thẩm cho phép. Các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chị thị số 19/CT-TTg, tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ phần trăm (%) phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới, tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 2 phương án:
Phương án 1: Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành khách (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chị thị số 19/CT-TTg) phải thực hiện nghiêm “Nguyên tắc 5K” và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.
Phương án 2: Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chị thị số 19/CT-TTg) đáp ứng các yêu cầu sau: Thực hiện nghiêm “Nguyên tắc 5K”; đồng thời đáp ứng một trong các tiêu chí người đã tiêm đủ liều vaccine; trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện, có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng.
Người đã mắc và khỏi bệnh COVID-19 phải có giấy xác nhận khỏi bệnh không quá 6 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện của ngành y tế theo quy định; người có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định (Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm).
Đối với phương tiện vận chuyển hành khách, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
Về quy định chi tiết từng lĩnh vực, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chi tiết trách nhiệm của từng lĩnh vực, đợn vị.
Cụ thể như trong lĩnh vực vận tải đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển. Theo đó, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải; bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định…
Đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải thực hiện nghiêm “Nguyên tắc 5K” và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế….
Về phương tiện vận tải, dự thảo của Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe; được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với bến xe khách, cần xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra, vào bến xe bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; kiểm tra hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trước khi vào bến…
Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Bộ Giao thông vận tải xây dựng 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này) sẽ thực hiện tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1) thực hiện tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2): Thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng); Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới): Được hoạt động trở lại bình thường.
Sở Giao thông vận tải địa phương hai đầu tuyến thống nhất cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương, Sở Giao thông vận tải địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Về kế hoạch vận tải của lĩnh vực hàng không, dự thảo của Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng hai phương án bay trở lại. Trong đó phương án 1, Bộ Giao thông vận tải xây dựng 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay;
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay) và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3: các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Đối với phương án 2, dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải cũng xây dựng 4 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó.
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2): tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay) và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1, giai đoạn 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng xây dựng dự thảo về việc vận tải trong lĩnh vực hàng hải, đường thủy, vận tải đường sắt…
Theo Báo Tin tức
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...