"Lá rách ít đùm lá rách nhiều"
Tại tỉnh Quảng Bình, mưa lũ dồn dập những ngày qua đẩy người dân vào cảnh màn trời chiếu đất. Ngay sau khi tiếp nhận hàng hóa, tiền hỗ trợ từ các đơn vị, cá nhân hảo tâm, các địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng chuyển đến hỗ trợ bà con vùng lũ vượt qua khó khăn trước mắt.
Suốt nhiều ngày đêm, hàng chục hộ dân ở bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cùng nhau nấu cơm, xôi nếp, đồ ăn và chuẩn bị nước uống để đi cứu trợ bà con vùng lũ. Không ai bảo ai, người góp con gà, túm gạo nếp, bó rau, quả trứng. Mỗi ngày, hàng trăm suất cơm, xôi nóng hổi gửi đến cho người dân ở các vùng ngập sâu tại huyện Lệ Thủy.
Bà Lê Thị Hà ở bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, của ít lòng nhiều, bà con trong thôn ai cũng mong những hộp cơm nóng sớm đến tận tay bà con vùng bi ngập sâu trong lũ: "Chúng tôi cũng bị ngập lụt, nước qua ngầm đi không được nhưng nhẹ hơn. Chúng tôi cùng nhau nấu cơm cho bà con vùng ngập sâu với tinh thần "Lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Tính đến thời điểm này, mưa lũ ở Quảng Trị đã làm 49 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 25 người bị thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hơn 54.000 hộ dân với gần 176.000 người ở vùng ngập lụt.
Tranh thủ những lúc trời không mưa, nước lũ rút dần, bà con vùng ngập lụt cùng giúp đỡ nhau dọn dẹp nhà cửa, phố xá. Các tổ chức đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ cùng nhiều đoàn từ thiện đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ người dân. Đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận 20 tỷ đồng tiền mặt và hơn 10 tỷ đồng bằng hàng hóa, lương thực, thực phẩm do các đơn vị, cá nhân hỗ trợ đồng bào bị ngập lụt. Công tác chuyển lương thực, nước uống, các phần quà cứu trợ đến những vùng còn bị cô lập được thực hiện khẩn trương.
Sư đoàn 968, Quân khu 4 cũng đã điều hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đến những vùng xung yếu giúp người dân khắc phục hậu quả sau lũ. Đặc biệt với quyết tâm giúp học sinh trở lại trường, các chiến sĩ đã cùng giáo viên các trường mần non, tiểu học trên địa bàn tập trung dọn vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ học tập.
Thành phố Đà Nẵng cũng là nơi đang chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai lũ lụt nhưng thành phố đã trích nguồn “Quỹ phòng chống thiên tai” để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam 12 tỷ đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế 2 tỷ đồng. Lãnh đạo thành phố cũng đã tổ chức thăm viếng, động viên, hỗ trợ 500 triệu đồng giúp các gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước các thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh, thành phố Đà Nẵng đã quyết định trích nguồn kinh phí hỗ trợ mỗi tỉnh 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Triệu tấm lòng hướng về miền Trung
Phát huy tinh thần “Tương thân tương ái”, những ngày qua, chính quyền các địa phương và nhân dân cả nước đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực hướng về miền Trung thân yêu bằng tất cả tấm lòng với sự sẻ chia, đùm bọc, yêu thương.
Chứng kiến cảnh bà con khổ cực phải bám trụ trên các nóc nhà trong điều kiện thiếu thốn, bị cô lập, anh Phạm Minh Chuẩn (tổ 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đã tự nguyện vận chuyển chiếc tàu thủy đang hoạt động trên hồ Thác Bà của gia đình vào cứu giúp bà con miền Trung.
Theo anh Chuẩn, chiếc tàu thủy này nặng 3,5 tấn, công suất 40 mã lực, có thể chở được 30 người trên sông nước, cùng nhiều trang thiết bị như dụng cụ nổi, phao cứu sinh... Đây là con tàu gia đình anh đang dùng để phục vụ hoạt động du lịch trên hồ Thác Bà. Anh cũng sẽ là người trực tiếp vào miền Trung điều khiển chiếc tàu này để chung tay cùng chính quyền và các lực lượng đưa người dân vùng lũ đến nơi an toàn.
Cùng với anh Chuẩn, những ngày này, bằng tinh thần tương thân tương ái, nhiều cán bộ, viên chức, các lực lượng vũ trang và người dân ở Yên Bái cũng đang quyên góp, ủng hộ bằng tiền và vật chất để gửi về miền Trung.
Chiều 21/10, 3 xe tải chở hơn 2.500 bánh chưng, bánh tét từ tỉnh Phú Yên cùng nhiều nhu yếu phẩm khác đã đi ra các tỉnh Bắc Trung bộ gửi đến bà con vùng lũ đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chương trình gói bánh chưng hỗ trợ đồng bào vùng lũ diễn ra trong hai ngày 20 và 21/10/2020 tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Mỗi ngày có khoảng 500 người tham gia. Trong khi đó, tại huyện Tây Hoà, 500 chiếc bánh cùng bánh, sữa, nước lọc... được nhân dân đóng góp để chuyển đến đồng bào vùng lũ sáng ngày 22/10.
Cũng trong ngày 21/10, hơn 1.100 chiếc bánh chưng do người dân ở Bình Dương tự tay làm đang trên đường đến với bà con tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những ý tưởng của anh Lưu Văn Hữu (ngụ tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An) và những người bạn của mình. Việc làm của các anh nhanh chóng được nhiều người chia sẻ, tìm đến chung tay góp gạo, thịt, đậu, lá… và cùng nhau làm bánh.
Anh Lưu Văn Hữu cho biết sẽ gói hơn 12.000 chiếc bánh để trao tặng người dân miền Trung. Cùng với đó, nhóm cũng đang tiếp nhận hàng ngàn phần quà của người dân Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh chuyển đến, nhờ đưa tận tay người dân vùng lũ.
Việc gói bánh chưng, bánh tét, quyên góp tiền và lương thực thực phẩm gửi tới đồng bào miền Trung cũng đang lan tỏa khắp các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk. Tại huyện Cư M'gar, người dân đã phối hợp với lực lượng thanh niên địa phương gói trên 2.000 bánh tét, góp hơn 3.000 thùng mỳ tôm, ủng hộ gần 2 tấn quần áo và hàng trăm triệu đồng nhằm chia sẻ khó khăn với bà con vùng lũ ở các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Gia đình bà Lê Thị Vinh, ở thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, không chỉ góp 5 tạ gạo nếp mà còn trực tiếp cùng làm bánh với người dân: "Mặc dù gia đình tôi khá bận rộn, kinh tế không khá giả lắm nhưng thấy hoàn cảnh của bà con ở miền Trung hiện nay phải đối mặt với bão lũ thì mọi người cùng tới đây ủng hộ và tham gia gói bánh. Người thì rửa lá, người vo gạo, người gói bánh để kịp chuyển đi tặng bà con vùng lũ, là chút tấm lòng cùng chia sẻ mất mát với bà con".
Chi trong mấy ngày qua, người dân Đắk Lắk đã gói trên 10.000 bánh chưng, bánh tét; đồng thời, bà con đã đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng chục nghìn phần quà, hàng tấn quần áo và nhiều lương thực thực phẩm góp phần giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn do thiên tai lụt lội.
Tại Lâm Đồng, công tác vận động, quyên góp hỗ trợ người dân vùng lũ lụt miền Trung đang tiếp tục được các đơn vị thực hiện. Trong ngày 22/10, hàng chục chuyến xe chở nhu yếu phẩm sẽ rời Lâm Đồng hướng về khúc ruột miền Trung chia sẻ với bà con vùng lũ.
Giữa lúc đồng bào miền Trung đang vật lộn trong biển nước với muôn vàn khó khăn, nhân dân cả nước cũng như “ngồi trên lửa”. Những tấm lòng vàng, những hành động đẹp ngày càng được nhân lên, lan tỏa rộng khắp. Tất cả đều thôi thúc, một lòng hướng về miền Trung thân yêu, người với người cũng gần nhau hơn dù ở cách xa cả ngàn cây số./.
Nhóm PV VOV
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...