Tin tức

Các tỉnh miền Trung hoãn họp, nghỉ học đối phó mưa bão

07:14 - 09/11/2019
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa đã tổ chức họp khẩn triển khai phương án phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Tùy vào tình hình thực tế, các địa phương sẽ thực hiện sơ tán dân vào trước 15 giờ ngày 10/11.

Tại cuộc họp khẩn chiều 8/11 với các đơn vị, địa phương triển khai phương án đối phó với cơn bão số 6, ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các địa phương hoãn tất cả các cuộc họp trong 2 ngày thứ 2 và thứ 3 (tức 11 và 12/11). Ngành giáo dục thông báo cho toàn bộ học sinh, sinh viên nghỉ học vào ngày thứ Hai (11/11) để đảm bảo an toàn. 

Ông Nguyễn Tăng Bính, PCT UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các địa phương không được lơ là chủ quan

Tùy theo tình hình thực tế, các địa phương chủ động hoàn thành công tác di dân trước 14h ngày 10/11. Đặc biệt, chú trọng di dân các vùng ven biển, nguy cơ ảnh hưởng của bão, ưu tiên di dân xen ghép. Đối với các khu vực nguy cơ ảnh hưởng của lũ sau bão, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để di dời dân đến nơi an toàn. 

Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị, tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ và chế độ thông tin báo cáo, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc.
"Đề nghị tuyệt đối không được chủ quan. Địa phương nào để xảy ra những chủ quan gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước, của nhân dân thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước tỉnh." Ông Nguyễn Tăng Bính nói.

Tại cuộc họp khẩn, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhận định, khả năng lớn bão sẽ đổ bộ vào tỉnh Bình Định. Do bị thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 5 nên tỉnh đang chỉ đạo khẩn trương khắc phục và tập trung các giải pháp ứng phó bão số 6. Tỉnh xác định sẽ di dời ít nhất hơn 1.000 hộ dân thuộc các xã ven biển trước 16h chiều ngày 10/11. Các địa phương thành lập tổ xung kích ứng phó với bão số 6, rà soát lại các công trình hồ chứa nước đảm bảo an toàn. 

Đưa lên bờ, chằng buộc lồng nuôi trồng thủy sản tránh bão

Thành phố Quy Nhơn đang thực hiện các biện pháp gia cố kè Nhơn Hải, bị hư hỏng sau bão số 5, tính toán phương án di dời dân 91 nhà dân trên tuyến kè này. Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đối với việc neo đậu các tàu hàng, tàu cá tại cảng Quy Nhơn, tỉnh đã rút kinh nghiệm bố trí neo đậu an toàn, khoa học hơn. "Rút kinh nghiệm bão số 5, lần này chúng tôi thực hiện các giải pháp hết sức quyết liệt. Một là các tàu hàng thì chúng tôi vận động một số tàu có khả năng di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm thì ra khỏi cảng Quy Nhơn. Ngày hôm qua có 70 tàu, hôm nay chúng tôi vận động di dời còn 56 chiếc. Số tàu hàng này, chúng tôi đang sắp xếp trở lại. Đối với tàu cá thì vùng neo đậu của cảng cá Quy Nhơn rất chật nên vận động các tàu di chuyển về phía Bắc. Thứ hai là chúng tôi kiên quyết di dời dân." Ông Hồ Quốc Dũng nói.

Chiều 8/11, UBND tỉnh Phú Yên đã có công điện khẩn thực hiện lệnh cấm biển từ 7h sáng mai nghiêm cấm, không cho các loại tàu thuyền ra khơi. Người dân Phú Yên vừa gánh chịu hậu quả của bão số 5 lại đang lo đối phó với bão số 6. Nhiều gia đình nhà cửa hư hỏng chưa khắc phục nay phải lo chằng chống tạm bợ, thu dọn đồ đạc sang nhà hàng xóm sẵn sàng sơ tán tránh bão khi có lệnh. 

Người dân ven biển Phú Yên dùng bao cát đề mái nhà chống bão số 6. Ảnh: Đình Thiệu

Bà Nguyễn Thị Diện, ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Phương Thị xã Sông Cầu cho biết: "Bão vừa rồi nhà bay tốc mái cũng chưa lợp lại được, giờ bão vô tiếp thợ đâu có mà làm, giờ làm tạm lại. Bão to phải đi chứ không dám ở sợ lắm. Nhà có cháu nhỏ nên tui và ông nhà cũng phải đi chứ ở đây đâu được."

Hiện tỉnh Phú Yên có khoảng 10.000 người sống, lao động trên hơn 91.000 lồng bè nuôi thủy sản ở các vùng ven biển. Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương ven biển cung cấp số điện thoại toàn bộ các hộ gia đình, người dân đang sống, làm việc trên các lồng bè nuôi thủy sản. Khi cần thiết cơ quan chức năng sẽ thông tin, gọi điện báo, yêu cầu những người này sớm vào bờ tránh trú. 

Người dân thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên di chuyển lồng bè nuôi thủy sản lên bờ tránh bão. Ảnh: Đình Thiệu

Ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND phường Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cho biết, chính quyền kiên quyết không để ai ở lại trên lòng bè nuôi tôm khi bão đổ bộ.

"Liên tục trong ngày, cứ 2 tiếng đồng hồ chúng tôi có thông báo. Khi bão đến gần, chúng tôi phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã, công an, quân sự ... ra tận bè thông báo cho bà con trước 24 tiếng đồng hồ. Đề nghị bà con vào, tránh trường hợp khi bão vào cứ ở ngoài đó nguy hiểm đến tính mạng." Ông Nguyễn Văn Thi cho biết.

VOV - Miền Trung

Tin tức liên quan

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...

Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao

03/02/2023

Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...