Trên bất kỳ cương vị nào, Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh luôn thể hiện là nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
“Luôn phấn đấu vì lợi ích chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, hết lòng yêu thương gắn bó với nhân dân, gắn bó với Tổ quốc thì dù khó khăn, gian khổ ác liệt và hiểm nguy đến đâu chúng ta cũng vượt qua được.” Đó là những lời tâm huyết của Đại tướng trong cuốn hồi ký của mình.
Cuộc đời hoạt động của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ và oanh liệt. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với nhiều chiến dịch lớn như Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã tôi luyện ý chí và tài năng quân sự của ông…
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Nhắc đến đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh là nhắc đến một vị tướng trận mạc mà cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí gắn chặt với nhiều mốc son lịch sử của dân tộc. Đồng chí Đỗ Mười Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng nhận định đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta để lại nhiều bài học quý báu cho thế hệ hôm nay.”
Đại tướng Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn của PV Vietnam Journey
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đại tướng Lê Đức Anh đảm trách Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền. Ông cùng Bộ Chỉ huy Miền đã nghiên cứu tìm ra cách đánh táo bạo cho đòn tiến công có ý nghĩa chiến lược này.
Nét đặc sắc sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện trong cách đánh chưa từng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Đó là sự vận dụng phương châm “ba vùng chiến lược”, sử dụng 2 lực lượng chính trị và quân sự để giành thắng lợi cả chính trị và quân sự, sáng tạo về hình thức tiến công đồng loạt để tạo hiệu ứng như một đòn “sét đánh”.
Thế trận chiến tranh nhân dân của ta cho phép có thể đánh địch ở cả những nơi chúng cho là “bất khả xâm phạm”. Chúng ta đã chủ động cả về thời gian và không gian.
Cùng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Phạm Văn Trà đã có những thời gian gắn bó với Đại tướng Lê Đức Anh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 nhớ lại:
“Là vị tư lệnh nhưng đồng chí vẫn nghe ý kiến của cấp dưới cái gì khác thì tranh luận nếu đúng thì đồng chí nghe. Nhiều lúc chúng tôi tranh luận với ông về phương pháp tác chiến có những lúc chúng tôi có ý kiến khác nhau nhưng đã tranh luận là ông nghe và thể hiện vai trò chỉ huy sáng suốt.”
Với Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, trên cương vị Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Tây - Nam Sài Gòn, Đại tướng Lê Đức Anh cùng với Bộ Tư lệnh Miền lên phương án sử dụng lực lượng, phát huy sức mạnh của lực lượng tại chỗ kết hợp với đòn tiến công của các binh đoàn chủ lực.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là một điển hình của nghệ thuật tác chiến Hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Đây là chiến dịch đã tận dụng được và phát huy cao độ thế chiến lược do các chiến dịch trước tạo ra để tập trung lực lượng với ưu thế áp đảo quân địch cả về lực lượng, thế trận và tinh thần. Chiến dịch đó phát huy cao nhất sức mạnh của các binh đoàn, binh chủng hợp thành với quy mô lớn nhất, kết hợp với nổi dậy của quần chúng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong hồi ký của vị Đại tướng vẫn còn đó những dòng chữ về ký ức kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: “Tôi nhớ lúc ấy trên Đài Tiếng nói Việt Nam hầu như lúc nào cũng hát vang bài hát Việt Nam trên đường chúng ta đi, rất đỗi tự hào, phấn chấn…”
Trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978, trên cương vị Tư lệnh Quân khu 9, ông tiến hành chấn chỉnh tổ chức, xây dựng lực lượng, xác định phương hướng kế hoạch cho các vấn đề cơ bản, lâu dài.
Ông chỉ đạo bộ đội vừa đối phó với cuộc tấn công của địch, vừa tiến hành xây dựng lực lượng và xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; chuẩn bị mọi mặt để tiến hành phản công trên toàn tuyến biên giới.
Ông xác định nhiệm vụ then chốt là “giúp cho bạn mạnh dần lên trên các mặt, đủ sức đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng đất nước”.
Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã từng nói: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chính phủ Phnom Penh sẽ không tồn tại”. Người dân Campuchia coi “Bộ đội tình nguyện Việt Nam là Bộ đội nhà Phật”….
Ngày 18/2/1987, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký Quyết định số 6782 bổ nhiệm Đại tướng Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong suốt thời gian đảm nhiệm trọng trách này, Đại tướng Lê Đức Anh đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, biết bao thử thách cam go, khi bị kẻ thù khủng bố, đàn áp gắt gao, bản lĩnh của vị Đại tướng ngày càng được hun đúc. Ông luôn giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, làm hết sức mình với tư tưởng tiến công, hoàn thành cao nhất nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Ông là tấm gương sáng, là ngọt lửa ấm truyền nhiệt huyết cho các thế hệ chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam noi theo.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí Lê Đức Anh đều nỗ lực, làm tròn nhiệm vụ của mình với tình cảm cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đúng như lời của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng nói: “Đồng chí Lê Đức Anh một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta.”
Ông được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công và Quân công cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Khép lại trang hồi ký của ông, người đọc sẽ nhớ mãi một vị Đại tướng của dân tộc với bản lĩnh, trí tuệ vững vàng trong chỉ huy chiến đấu, gắn bó với quân đội, nặng lòng với đất nước, với quê hương. Ông là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến ông là nhắc đến một vị tướng trận mạc với nghệ thuật quân sự tài tình./.
Vũ Khuyên/Vietnam Journey
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...