Tin tức

Dàn nhạc Gamelan của Indonesia - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

16:22 - 17/12/2021
Indonesia là đất nước có các loại nhạc cụ truyền thống phong phú. Một trong số đó là dàn nhạc Gamelan trên toàn thế giới vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Dàn nhạc Gamelan bao gồm rất nhiều nhạc cụ như trống, cồng, chiêng, sáo, bộ gõ, đàn dây và 1 số loại nhạc cụ khác. Trống đóng vai trò là bộ điều chỉnh nhịp điệu được chơi bằng cách đập tay lên mặt trống phủ da thú.

Bộ cồng làm bằng kim loại được treo lên, khi chơi sử dụng thanh gõ ngắn có chức năng giữ nhịp cho bài nhạc. Trong khi đó, sáo tre đóng vai trò quyết định âm sắc. Bộ gõ Xylophone gồm 18 thanh gỗ tre/nứa đặt trên giá cộng hưởng hình chiếc thuyền, được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn để tạo ra các nốt nhạc.

Độc đáo nhất là dàn cồng gồm khoảng 10 mặt kim loại hình tròn có điểm lồi ở giữa để làm tâm đánh, được xếp trên giá gỗ. Nghệ nhân sử dụng que gõ bọc vải hoặc cao su để tạo ra các âm thanh cao đến quãng tám, dùng để mở đầu bài nhạc hoặc tạo điểm nhấn. Cuối cùng là đàn dây với hai hoặc ba dây kim loại dùng để định hướng bài nhạc và bổ trợ cho các giọng hát. Tất cả tạo nên một bản hòa âm độc đáo. 

Dàn nhạc Gamelang của Indonesia

Listiana, nữ nghệ nhân trong gia đình có 3 đời chơi dàn nhạc Gamelan tại thành phố Yogyakarta, miền Trung Java của Indonesia cho biết: “Theo thời gian, dàn nhạc Gamelan phát triển, có thể được phối hợp với nhiều loại nhạc cụ khác. Âm nhạc của Gamelan ở các vùng cũng khác nhau. 

Chẳng hạn như ở Java, các bản nhạc thường chậm rãi, sâu lắng, trong khi nhạc Gamelan ở Bali có giai điệu nhanh, năng động và vui tươi hơn, còn nhạc Gamelan ở Lombok và Madura sử dụng sáo nhiều hơn và thiên về các giai điệu. Gamelan có thể được chơi bởi một nghệ sĩ duy nhất hoặc chơi bởi nhiều người”.

Trình diễn Gamelan trên đường phố Yogyakarta. Nguồn: Kompas

Sự xuất hiện của Gamelan có từ trước khi nền văn hóa Ấn Độ giáo-Phật giáo thống trị Indonesia vào năm 404 trước Công nguyên và đại diện cho nghệ thuật nguyên thủy của Indonesia. Mô tả về nhạc cụ hòa tấu này được tìm thấy lần đầu tại Đền Borobudur và Prambanan, miền Trung Java. 

Ngày nay, Gamelan đã đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân từ đảo Java, Bali, Lombok cho tới Madura của Indonesia, thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống khác nhau, các buổi biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc cho các điệu múa hay trình diễn múa rối của người dân xứ vạn đảo. Được chơi theo dàn nhạc, Gamelan truyền đạt các giá trị của sự tôn trọng, yêu thương và quan tâm lẫn nhau. 

Trong triết học Java, sự hài hòa của nhịp điệu âm nhạc gamelan tượng trưng cho sự hài hòa của cuộc sống. Thời xưa, Gamelan còn được dùng để gọi các vị thần cai trị lục địa.

Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, được ví như một phương tiện biểu đạt văn hóa và xây dựng mối liên kết giữa con người và vũ trụ, nhạc cụ truyền thống Gamelan của Indonesia đã được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 15/12/2021. 

Người nước ngoài hào hứng tìm hiểu nhạc cụ truyền thống Indonesia. Nguồn: Kompas

Ông Nadiem Makarim, Bộ trưởng Du lịch, Kinh tế, Sáng tạo Indonesia bày tỏ niềm tự hào: “Với người dân Indonesia, Gamelan đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống và tiếp tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ thế kỷ thứ 5 đến nay, Gamelan liên tục được nghiên cứu, phát triển tô màu cho kho tàng nghệ thuật âm nhạc ở Indonesia. 

Không chỉ vậy, âm nhạc Gamelan đã truyền cảm hứng và lan tỏa sức ảnh hưởng tới nền âm nhạc thế giới. Indonesia sẽ tiếp tục bảo tồn Gamelan thông qua giáo dục và đào tạo chính quy, không chính quy, thông qua các lễ hội, diễu hành, biểu diễn và giao lưu văn hóa.”

Không chỉ ở Indonesia, Gamelan còn được biết đến từ lâu trên trường quốc tế. Một số quốc gia như Mỹ, Anh, Australia và Canada đã có chương trình giáo dục nghệ thuật Gamelan. Ông Mohamad Oemar Đại sứ Indonesia tại Pháp, Andorra, Monaco, đại diện Phái đoàn thường trực của Cộng hòa Indonesia tại UNESCO cho biết, Gamelan từ lâu đã được sử dụng như một tài sản ngoại giao. Đại sứ Indonesia cam kết tiếp tục thúc đẩy Gamelan thông qua các hoạt động khác nhau như dạy đàn Gamelan cho cộng đồng nước ngoài và giao lưu văn hóa.

Trước Gamelan, Indonesia có 11 Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận bao gồm múa rối Wayang (2008), dao Keris (2008), vải Batik (2009), Giáo dục và huấn luyện nghệ thuật Batik (2009), nhạc cụ Angklung (2010), Điệu múa Saman (2011), túi truyền thống Noken (2012), Ba thể loại múa của Bali (2015), Thuyền Pinisi (2017), Võ truyền thống Pencak Silat (2019) và Đồng dao Pantun (2020).

Hương Trà/VOV Jakarta

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...

Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao

03/02/2023

Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...