Vì mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Nghị quyết số 06 - NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo” đã đề ra nhiều mục tiêu, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển toàn diện ngành du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững, đến năm 2020 đưa du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tính đến nay, du lịch Hà Nội đã cơ bản “cán đích” khi hoàn thành toàn bộ chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra về lượng khách du lịch đến Hà Nội; tổng thu từ khách du lịch; công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú; đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.
Lễ hội Carnival tháng 10/2019 tại không gian văn hóa Hồ Gươm.
Bên cạnh những con số biết nói, chất lượng điểm đến Hà Nội cũng ngày càng được khẳng định thông qua đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như: Top 4 điểm đến hàng đầu châu Á và top 15 điểm đến hàng đầu thế giới do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor; Top 15 điểm đến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương theo đánh giá của Mastercard; Top 25 TP châu Á tốt nhất để làm việc và du lịch do Hãng hàng không ANA của Nhật Bản xếp hạng…
Tuy nhiên, không “ngủ quên trên chiến thắng”, Hà Nội hiện vẫn tập trung tối đa nhằm duy trì và tạo sự bền vững đối với sức hấp dẫn của điểm đến, thông qua việc từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch, nhằm gia tăng mức chi tiêu của du khách và khiến khách du lịch mong muốn trở lại. Để làm tốt điều này, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải, TP không thể bỏ qua việc thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển sản phẩm điểm đến du lịch mới, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao.
Quan điểm tương tự cũng từng được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại Lễ động thổ dự án Công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy - do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư - thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thủ tướng đánh giá: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, để Nhà nước lo khu vui chơi giải trí cho người dân là rất khó khăn, nên việc xã hội hoá bằng vốn của DN cần được khuyến khích và tạo điều kiện hết sức. DN có uy tín, nguồn lực lớn và hợp pháp sẽ tính toán được hiệu quả, đặc biệt không tạo sức ép nợ công”.
Đa dạng hóa sản phẩm để du lịch “chuyển mình”
Trở lại thời điểm cách đây 3 - 4 năm, khi du khách đến Thủ đô vẫn chỉ loanh quanh các hoạt động “cơm tối - rối nước” cũ mèm, mà chẳng biết chơi gì hay mua sắm ở đâu. Đây không chỉ là thực trạng thiếu chỗ cho du khách “tiêu tiền”, mà xa hơn là sự tự đánh mất cơ hội được thể hiện các giá trị phong phú của một trung tâm văn hóa hàng đầu Việt Nam.
Nhận thức được vấn đề, Hà Nội những năm gần đây đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp, đấu nối các cung đường, cùng với việc đẩy mạnh các loại hình văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, TP kêu gọi sự tham gia tích cực của nhiều DN tư nhân nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, bao gồm du lịch vui chơi giải trí, du lịch làng nghề, du lịch MICE, du lịch thể thao… tiến tới phát triển du lịch thông minh và bền vững.
Gyan Verma, du khách Ấn Độ đến Hà Nội đúng vào dịp Kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô, ví lễ hội Carnival - điều đã giữ anh ở lại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hơn một giờ đồng hồ - tựa như một “nhà hát quốc tế”. Thật vậy, khách tham dự có thể thăng hoa cảm xúc cùng vũ điệu samba nóng bỏng của Brazil, phiêu theo những cô dân vũ nước Nga, say mê với vũ khúc tarantella truyền thống Italia hay thậm chí nhảy cùng các vũ công Anh trong điệu morris trứ danh. Điều này đúng với tinh thần mà Sun Group mong đợi khi đã 4 lần đưa lễ hội Carnival đường phố đến không gian đi bộ Hồ Gươm.
Sự kiện không chỉ thổi làn gió mới vào đời sống tinh thần của người dân và du khách đến với Thủ đô, mà còn truyền đi thông điệp về một TP hiện đại, phát triển và kết nối năm châu. Đáng nói, trong 3 năm thí điểm tổ chức không gian phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận, những hoạt động như lễ hội Carnival đường phố tại đây đang tạo nên sức hút đáng kể với du khách, khi lượng khách lưu trú tại quận Hoàn Kiếm tăng mạnh theo từng năm, góp phần khẳng định thành công của TP trong mục tiêu xây dựng một điểm đến du lịch - văn hóa hấp dẫn.
Nói về sản phẩm du lịch tư nhân thành công tại Thủ đô hẳn không thể không nhắc đến chương trình nghệ thuật thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ tại khu Tổ hợp văn hóa và giải trí Baara Land, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, do Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội đầu tư xây dựng. Chỉ sau 2 năm công diễn, vở diễn thực cảnh đầu tiên của Việt Nam đã trở thành một “đặc sản” của du lịch Hà Nội, với khoảng 80.000 lượt khách, bao gồm 50.000 khách quốc tế đã lựa chọn Tinh hoa Bắc Bộ là điểm dừng chân trong hành trình khám phá văn hoá Việt Nam.
Với mức đầu tư lên tới 800 tỷ đồng cho toàn vở diễn, sân khấu Tinh hoa Bắc Bộ được kiến tạo ngay trên mặt hồ rộng 4.300 m2 dưới chân núi Thầy, được trang bị hơn 600 thiết bị âm thanh và chiếu sáng, hệ thống đạo cụ hỗ trợ quy mô lớn, dàn âm thanh ánh sáng tiên tiến nhất, đảm bảo việc kết hợp uyển chuyển yếu tố dân gian truyền thống với phong cách trình diễn hiện đại, sáng tạo.
Hơn hết, bằng vở diễn có sự tham gia của 150 nông dân trên tổng số 250 diễn viên, Tuần Châu Hà Nội - thành viên của Tập đoàn Tuần Châu - đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, lịch sử địa phương và sứ mệnh quảng bá du lịch cho người dân. Từ đó trở thành hình mẫu trong việc làm phong phú sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng điểm đến Hà Nội.
Tham gia đoàn khảo sát điểm đến Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh tới từ châu Âu hồi giữa tháng 11/2019, ông Loinel Tighlt, Trưởng đại diện Marketing và Kinh doanh của Hãng hàng không Vietnam Airline tại Pháp lưu ý về một “đòn bẩy” phát triển du lịch Thủ đô trong năm 2020 là Giải vô địch xe đua Công thức 1 Thế giới (F1). Hầu hết các chuyên gia đồng tình, F1 không chỉ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho đơn vị đăng cai tổ chức - Công ty Grand Prix Việt Nam, thuộc Tập đoàn Vingroup - mà còn đem đến cơ hội cho nhiều lĩnh vực kinh tế khác, bao gồm ngành du lịch Thủ đô.
Chặng đua F1 tại Hà Nội, diễn ra từ 3 - 5/4/2020, dự kiến thu hút khoảng 350.000 lượt khách tham dự, bao gồm 50.000 du khách quốc tế và 70.000 khách từ các địa phương trong nước sẽ tới Hà Nội. Rõ ràng, thách thức với hệ thống dịch vụ, cơ sở lưu trú của TP là không nhỏ, nhưng ngành du lịch Thủ đô, với sự sát cánh của những “sếu đầu đàn” như Vingroup, Sun Group, Tuần Châu, DOJI…, chắc chắn không bỏ lỡ thời cơ hiếm có để khẳng định thương hiệu điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn, cũng như sức cạnh tranh mạnh mẽ của một Hà Nội đang ngày càng năng động.
Theo kinhtedothi.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...