Dịch Covid-19 khiến cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch tê liệt. Hầu hết các công ty du lịch đóng cửa, có chăng hoạt động cầm chừng. Những người hoạt động trong lĩnh vực lâu năm chia sẻ rằng chưa bao giờ du lịch lại rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh như vậy.
Theo các công ty du lịch, dù đóng cửa, 100% các tour hủy đến tận tháng 10/2020, nói đúng là giờ không có khách, nhưng họ không ngồi yên. Đây có lẽ cũng là dịp để thị trường du lịch sắp xếp lại trật tự bởi trước đó phát triển quá ồ ạt. Nhà nhà, người người làm du lịch, các công ty mọc lên như nấm sau mưa dẫn đến tình trạng bát nháo, chặt chém, mất uy tín trong lòng khách hàng.
Lấy quỹ dự phòng để trả lương nhân viên, duy trì các hoạt động đào tạo là điều mà nhiều công ty đang làm. Anh Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc công ty du lịch Handetour cho biết, dịch bệnh đã khiến thị trường du lịch đóng băng. Đầu tháng 3, công ty anh có duy nhất 1 tour khách chưa kịp hủy. Tất cả các tour khách đã hủy đến tận tháng 8. Còn những tour cuối năm khách chưa hủy nhưng cũng chưa đặt cọc. Anh Tuấn Anh cũng không lường trước được sự bùng phát của dịch bệnh lại khủng khiếp như vậy. Giờ thì dịch bệnh đã khiến cho cuộc sống của bao nhân viên công ty anh rơi vào khó khăn. Công ty sẽ lấy quỹ dự phòng để duy trì tiền thuê văn phòng, trả lương cho nhân viên hết tháng 3. Sang tháng 4 công ty sẽ cho nghỉ một số vị trí, sô còn lại sẽ trả 50% lương.
Nhân viên của công ty du lịch Handetour về quê phát triển các sản phẩm truyền thống ở Hưng Yên
Để “sống sót” qua mùa dịch, anh Tuấn Anh khuyến khích nhân viên tìm thêm nghề, đặc biệt sẽ chú trọng đến lĩnh vực bán hàng online như: Dịch vụ máy văn phòng - điều hoà Nam Hà; Shop mẹ ngỗng; Shop đặc sản Hưng Yên. Trong thời gian nghỉ này, là người đứng đầu công ty, anh sẽ cùng với các thành viên chủ chốt tìm giải pháp và xây dựng chiến lược sau khi dịch kết thúc. Anh cũng hy vọng, tầm tháng 7, 8, dịch Covid-19 kết thúc, sang tháng 9 các công ty du lịch bắt đầu phục hồi bởi đây là thời điểm “mùa du lịch” Tây inbound, còn du lịch nội địa thì xác định sang năm 2021 mới bắt đầu triển khai được.
“Ngay sau khi kết thúc dịch, công ty sẽ kết hợp với nhà cung cấp đưa ra gói tour kích cầu. Gửi gói kích cầu và quảng bá thông tin Việt Nam an toàn tới các đối tác. Kích thích họ bán tour đến Việt Nam. Quảng bá cùng với toàn ngành là Việt Nam an toàn thân thiện”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Công Ty CP Du Thuyền Big Bay Việt Nam cũng không khá hơn. Công ty sở hữu 3 du thuyền ngủ đêm trên vịnh Hạ Long 4 và 5 sao với 65 phòng. Hàng năm thời điểm này, công suất phòng của công ty hoạt động tầm 80% nhưng nay không có % nào cả. Thời điểm khó khăn như thế này, một số nhân viên trên tàu đã tự động xin nghỉ không lương, còn lại những vị trí khác trong công ty làm việc tại nhà và được nhận 50% lương.
Ông Nguyễn Mạnh Thức, giám đốc công ty cho hay: “Lúc này chỉ biết động viên mọi người tạm thời tìm công việc làm tạm, nhưng cũng chẳng có việc gì làm. Chúng tôi chia sẻ những khó khăn với nhân viên của công ty. Còn thời gian này, tôi cũng tập trung làm chi tiết và đào tạo nhân viên chuẩn bị cho khi hết dịch. Hiện nhân viên sales và marketing tập trung làm kế hoạch cho những tháng tiếp theo sau khi hết dịch. Trực tiếp tôi đào tạo những “người chủ chốt” (key person) cách làm dịch vụ... Kế toán thì lo về tài chính, làm việc với các ngân hàng. Mỗi người một việc đều cùng cố gắng để khi hết dịch sẽ trở lại guồng quay như cũ”.
Những chiếc du thuyền sang trọng giờ phải nằm im một chỗ trên Vịnh Hạ Long chờ hết dịch
Là công ty với quy mô nhỏ ở Hải Phòng, không có quỹ dự phòng, chị Cao Hiền, giám đốc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Sunnykao đã bỏ tiền túi ra trả lương cho nhân viên. Hiện nhân viên của công ty chưa ai phải nghỉ làm nhưng chị trả 50% lương để mọi người có thu nhập. Chị Cao Hiền cho biết, trong tình hình này sẽ cố để duy trì cho nhân viên có thêm thu nhập bởi chị quan niệm “lúc thuận lợi nhân viên làm việc cho mình với tinh thần dốc hết sức. Lúc đó lợi nhuận mang về cho công ty. Đến giờ khó khăn mình không thể bỏ mặc nhân viên, nếu vậy họ lấy gì mà sống. Dịch là chung, mỗi người cố một tý để cùng chiến đấu vượt qua khó khăn. Nhân viên khỏe thì mới làm việc cống hiến tiếp tục cho mình”. Công ty vẫn duy trì đào tạo, lên kế hoạch cho mùa du lịch năm sau.
Dịch Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả, khiến toàn bộ ngành du lịch “đóng băng”. Các công ty quy mô nhỏ tự mất đi trên thị trường du lịch, còn lại những công ty trụ lại được đều dành thời gian để đào tạo, xây dựng chiến lược cho mùa du lịch sau. Giờ các công ty không còn nói về sáng kiến hay ý tưởng cho việc phục hồi mà tất cả cùng tập trung ủng hộ Nhà nước giải quyết dập dịch Covid-19, có như vậy mới phát triển lâu dài và bền vững./.
Theo VOV.VN
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...