Chiều 17/4, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 với 63 địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo đã trực tiếp lắng nghe các ý kiến đóng góp từ lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương góp ý cho dự thảo Chỉ thị mới của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh trong tình hình mới.
Đã có 23 ý kiến đóng góp, đều nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị, thống nhất cơ bản với dự thảo Chỉ thị, đồng thời góp ý một số nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo. Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nhận ý kiến đóng góp bằng văn bản, gửi về văn bản về bộ phận dự thảo để nghiên cứu, tiếp thu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
Tuyệt đối không chủ quan
Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch. Thời gian dịch bệnh kéo dài chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng.
“Chúng ta nhất thiết phải kiểm soát được dịch bệnh, nhưng kiểm soát được ở đây cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và hoàn toàn có thể sẽ có những ca bệnh mới. Vấn đề là chúng ta kiểm soát được ngay, không để lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, lây lan rộng, vượt khả năng kiểm soát, điều trị. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục kiên định, quyết liệt tiếp tục thực hiện thật nghiêm, thật tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các hướng dẫn, và luôn bám sát nguyên tắc: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng khẳng định, cộng đồng tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Điểm này rất quan trọng vì Việt Nam “không thể đóng kín cửa một mình”, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”.
Trong mục tiêu kép đó, phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan và gây nhiều tử vong.
“Trong công tác điều trị, hiện nay chúng ta cứu sống được các bệnh nhân nặng vì cả nước dồn trí, dồn sức vào cứu chữa. Còn nếu nhìn ra bên ngoài, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn ta nhiều, giàu có hơn ta nhiều nhưng đã có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và tử vong thì không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội mà thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều. Do vậy, chúng ta phải quán triệt mục tiêu kép nhưng vẫn phải ưu tiên hơn là kiểm soát được dịch bệnh”, Phó Thủ tướng nói.
Sống chung an toàn với dịch bệnh
Việt Nam phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội. Phó Thủ tướng nhấn mạnh 3 điểm chiến lược để phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh cả đường hàng không, đường thủy, đường bộ. Kiểm soát chặt chẽ không đơn giản là đóng hết. Chúng ta phải tiếp tục tiếp nhận người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và thực hiện các dự án lớn, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh…, cũng như những người Việt Nam có nguyện vọng chính đáng từ nước ngoài về. Tinh thần là chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập cảnh, để chủ động điều phối và đảm bảo an toàn.
Không chỉ lực lượng công an, biên phòng mà chính quyền địa phương phải vào cuộc sát sao tới từng doanh nghiệp, từng cơ sở cách ly, từng cơ sở sẵn sàng điều trị sao cho việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế từ sức khỏe tới đi lại, ở, làm việc, tiếp xúc được tuyệt đối an toàn. Sau ngăn chặn, điều quan trọng nhất khi phát hiện ra người nhiễm bệnh là lập tức tiến hành điều tra dịch tễ, xác định cách ly và khoanh gọn lại ngay. Đây là năng lực rất quan trọng với các địa phương nhất là những địa phương chưa có người nhiễm bệnh.
Theo Phó Thủ tướng, năng lực đảm bảo từ khẩu trang, sinh phẩm xét nghiệm tới đội ngũ phòng, chống dịch tại Việt Nam đã được nâng lên. Có thể nói mức độ sẵn sàng của cả hệ thống và cộng đồng: “Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2, rất dễ thấy như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay, không tập trung đông người…”./.
Theo VOV.VN
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...