Thí sinh dự thi Trung học phổ thông quốc gia 2019. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Căn cứ trên phổ điểm thi của các môn thi Trung học phổ thông quốc gia và phổ điểm xét theo các tổ hợp thi vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 14/7, các chuyên gia nhận định: điểm chuẩn đại học năm 2019 các trường tốp đầu sẽ tăng khoảng từ một đến hai điểm, trong khi các trường tốp giữa và tốp dưới sẽ ở mức tương đương như năm 2018.
Số lượng thí sinh điểm cao tăng
Phân tích về phổ điểm năm nay, phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương, nhận định phổ điểm lệch về bên phải, phía điểm cao, từ 0,5 đến 1 điểm so với năm ngoái. Điểm thi phân hóa tốt và số lượng thí sinh điểm cao cũng nhiều hơn năm ngoái.
Với phổ điểm này, ông Xê nhận định điểm chuẩn vào các trường đại học nhóm trên sẽ tăng trong khi các trường nhóm dưới sẽ tương đối ổn định so với năm ngoái.
Đây cũng là nhận định của giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo thầy Đức, so với năm 2018, số lượng thí sinh đạt điểm 8 trở lên ở kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm nay cao hơn, nhất là ở tổ hợp A0, gồm các môn Toán, Lý, Hóa.
“Điều này do đề các môn thi này năm nay đã được Bộ giảm độ khó so với năm 2018. Phổ điểm vì thế có sự phân hóa rộng, theo đó, sẽ thuận lợi cho các trường đại học xét tuyển,” giáo sư Nguyễn Đình Đức nói.
Theo đó, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học nhóm trên năm nay sẽ có cao hơn năm ngoái khoảng 2 điểm. Riêng các trường nhóm giữa sẽ vẫn giữ mức ổn định do phổ điểm ở khung điểm 15 đến 20 điểm vẫn giữ ở mức như năm ngoái.
Phân tích một cách cụ thể hơn, ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, nếu xét theo các tổ hợp xét tuyển đại học, điểm thi năm nay có độ phân hóa rất. Phổ điểm trải rộng và không có quá nhiều điểm cao như 2017 nhưng cũng không quá ít như 2018.
Ngưỡng điểm từ 22 điểm trở lên phân hóa rất tốt, độ dốc rất cao, nên trường ở tốp trên sẽ không ít nguồn tuyển, có thể xét tuyển khá dễ dàng. Ví dụ, khối B, mức điểm từ 26 điểm trở lên vẫn đủ cho các trường xét tuyển.
Với ngưỡng điểm bình quân, từ 17 đến 20 điểm, tập trung khá nhiều thí sinh, dồi dào nguồn tuyển cho trường tốp giữa.
Nếu lấy ngưỡng điểm tầm 15 điểm, các trường cũng hoàn toàn có đủ nguồn thí sinh để xét.
Với phân tích trên, ông Phạm Thái Sơn nhận định điểm các trường nhóm trên sẽ tăng khoảng hơn 2 điểm so với năm 2018. Với trường tốp giữa, điểm trúng tuyển mọi năm khoảng 20-21 điểm, năm nay sẽ tăng khoảng từ một đến 2 điểm. Trường trong nhóm điểm chuẩn năm trước từ 17-19 điểm, năm nay gần như sẽ không tăng điểm chuẩn.
“Có hai lý do để các trường nhóm đầu tăng điểm chuẩn. Thứ nhất là trường tốp có nhiều phương thức xét tuyển, số lượng tuyển thẳng nhiều, trường công an quân đội giảm chỉ tiêu. Thứ hai là năm nay số lượng thí sinh điểm thi đạt điểm cao nhiều hơn, so với 2018. Năm 2018, phổ điểm ở nhóm trên quá thấp,” ông Sơn phân tích thêm.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn cao
Phân tích điểm thi năm nay theo hướng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, các chuyên gia cho rằng với việc điểm thi cao hơn năm ngoái, việc xét tốt nghiệp trung học phổ thông khá thuận lợi với thí sinh, khi điểm thi chiếm tới 70% tỷ trọng điểm xét tốt nghiệp.
“Phổ điểm của các môn cũng thể hiện rõ đặc thù riêng. Ví dụ, môn Sinh học phổ điểm cân bằng hai bên, hình chuông, trong khi phổ điểm môn Toán trải rộng, phổ điểm môn Giáo dục công dân lệch hẳn về phía điểm cao, phổ điểm môn Ngoại ngữ và Lịch sử lệch về phía điểm thấp,” phó giáo sư Đỗ Văn Xê chia sẻ.
Theo ông Xê, phổ điểm cho thấy tình hình thực tế giảng dạy ở từng môn. Môn Ngoại ngữ việc dạy và học ở các vùng nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế, điểm cao chủ yếu ở khu vực thành thị, là nơi có điều kiện dạy và học tốt hơn. Môn Giáo dục công dân điểm cao hơn do các câu hỏi gắn nhiều với thực tiễn cuộc sống, thí sinh không quá khó để tìm đáp án đúng. Môn Lịch sử ít được thí sinh chú trọng so với các môn học khác. Trong khi đó, các môn Toán, Lý, Hóa điểm cao hơn do là được coi là môn chính và cũng là lựa chọn của nhiều thí sinh để xét tuyển đại học.
Nhìn chung về phổ điểm các môn năm nay, ông Phạm Thái Sơn cho rằng, việc phổ điểm đẹp hơn, rộng hơn, cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực sự có sự cầu thị, lắng nghe góp ý của dư luận xã hội. “Đề thi không dễ như 2017 khiến điểm thi không còn có nhiều điểm 9, 10 nhưng cũng không quá chặt như 2018 khiến số lượng thí sinh điểm 9 rất ít. Phổ điểm năm nay là hợp lý để xét tuyển đại học cũng như xét tốt nghiệp trung học phổ thông,” ông Sơn nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...