Tin tức

Định vị thương hiệu du lịch quốc gia: Chớ nên ‘ăn mày dĩ vãng’

11:03 - 12/08/2021
COVID-19 vẫn đang bủa vây, hầu hết doanh nghiệp du lịch thoi thóp nhưng họ vẫn nỗ lực không bỏ cuộc. Đặc biệt, đại dịch như một phép thử với nền kinh tế xanh, để sắp xếp lại lộ trình mới.

Mặc dù cả nước vẫn đang vật lộn trong cuộc chiến với COVID-19, các đơn vị kinh doanh dịch vụ bầm dập vì đại dịch… thì toàn ngành du lịch không vì thế mà “chịu chết.”

Thời điểm này, Chính phủ, các cấp quản lý đã và đang vạch ra lộ trình dài hơi cho nền kinh tế xanh phục hồi, doanh nghiệp ngày ngày nỗ lực bám trụ đến hơi thở cuối cùng với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc... Song, giữa ngổn ngang trăm mối vẫn có một bài toán cần đặt ra và làm rõ là du lịch Việt sẽ bắt đầu từ đâu hậu COVID-19?

Phải định vị thương hiệu du lịch quốc gia

Tạm đặt sang một bên những “gánh lo” sinh kế làm sao doanh nghiệp có thể tồn tại đến hồi “thái lai,” đưa du lịch cất cánh trở lại, có một việc ngành công nghiệp không khói cần và có thể làm ngay là định vị thương hiệu quốc gia.

Du khách quốc tế trải nghiệm di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Bởi những năm tới đây, khi đại dịch được kiểm soát, du lịch thế giới chắc chắn sẽ bùng nổ sau thời gian dài kìm nén. Vậy, giữa cả kho tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người nhiều tiềm năng của Việt Nam, các cấp quản lý cần chọn tài nguyên nào vượt trội nhất, mạnh nhất xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia, để hễ nhắc đến Việt Nam du khách nghĩ ngay đến sản phẩm đó.

Đáng tiếc cho đến nay, chúng ta vẫn chưa chỉ rõ được chính xác “kim chỉ nam” đó là gì để doanh nghiệp trên cả nước cũng như các địa phương tập trung xây dựng và khai thác sản phẩm cho trúng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Lux Group (Tập đoàn chuyên cung ứng các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp), ông Phạm Hà chia sẻ: “Theo hơn 20 năm kinh nghiệm làm du lịch của tôi, bằng tình yêu với du lịch và sự hiểu biết về đất nước mình, Việt Nam nên định vị thương hiệu quốc gia là điểm đến di sản.”

Theo ông Hà, bất cứ vùng miền nào ở Việt Nam cũng có những di sản vật thể hoặc phi vật thể. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tới 39 di sản; trong đó có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, 12 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu, 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới và 3 công viên địa chất toàn cầu.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, quần thể danh thắng Tràng An… chính là những “nam châm” hút khách quốc tế, có thể đưa Việt Nam trở thành điểm đến di sản hấp dẫn hàng đầu.

Bằng chứng là Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards-WTA) đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” hai năm liên tiếp (2019-2020).

Có thể nói “mỏ kim cương” di sản ở Việt Nam cần được trân quý, bảo tồn, nâng tầm cao mới, tôn vinh và lan tỏa mạnh mẽ bằng cách trở thành một thương hiệu du lịch quốc gia, để khách quốc tế phải trầm trồ và tò mò, khao khát được đến tận nơi trải nghiệm.

Hoa hậu H'Hen Niê trong lòng hang Sơn Đoòng. (Ảnh: CTV/Vietnam+) 

“Xây dựng di sản thành thương hiệu du lịch quốc gia nhưng phải sáng tạo, không ‘ăn mày di sản’ hay ‘ăn mày dĩ vãng,’ càng không thể vì mục đích tăng giá trị di sản mà phá đi làm lại. Phải làm sao để khách du lịch khắp nơi trên thế giới được chiêm ngưỡng di sản và tôi tin họ có quyền thưởng thức di sản đúng như giá trị vốn có của nó,” ông Hà nhấn mạnh.

Di sản sẽ mở đường, dẫn lối

Chọn di sản không có nghĩa những tiềm năng, loại hình khác bị bỏ rơi, không có nghĩa “em xinh em đứng một càng xinh.” Bởi chỉ cộng sinh mới tạo ra nhiều hơn một giá trị cốt lõi.

Từ du lịch di sản có thể dễ dàng thiết lập mạng lưới, cùng khai thác các loại hình khác. Du khách quốc tế hay khách nội địa vì muốn chiêm ngưỡng di sản sẽ đến tận nơi, nhưng họ cũng cần những trải nghiệm khác như tìm hiểu văn hóa, ẩm thực bản địa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe-sắc đẹp, chơi golf hay tham gia các sự kiện như show biểu diễn nghệ thuật, đua xe công thức 1, marathon…

Câu chuyện về thương hiệu và liên kết cũng đã được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 với nội dung: “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.”

“Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47-50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP và nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.”

Có một phố cổ Hội An thu nhỏ. (Ảnh: CTV/Vietnam+) 

Điều đáng nói là định vị thương hiệu quốc gia được xác định, nhưng trong chiến lược lại không chỉ rõ định vị thương hiệu đó là gì, tập trung vào đâu, cách làm như thế nào?

Vậy làm sao để du lịch di sản sớm trở thành bệ đỡ, giúp nền kinh tế xanh nhanh chóng phục hồi sau cơn “sóng thần COVID”? Không gì khác chính là chuyển đổi số, đáp án chung của hầu hết các chuyên gia.

“Công nghệ điện toán đám mây sẽ đồng hành với du lịch Việt Nam trong tương lai. Vì thế, chuyển đổi số cần được thực hiện càng sớm càng tốt, hỗ trợ nâng tầm và lan tỏa di sản Việt. Thời điểm này đã khác trước lắm rồi, ai ‘ăn cắp’ sản phẩm, ‘ăn cắp’ thương hiệu sẽ ‘chết’ ngay. Tất cả là nhờ chuyển đổi số,” ông Phạm Hà khẳng định.

Và thực tế, cả thế giới đã và đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chiếc “bánh xe” lịch sử mang tên chuyển đổi số đang lăn qua tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Hùng cũng nhận thức rõ giá trị và vai trò của di sản đối với du lịch Việt. Trong một cuộc họp gần đây với Tổng cục Du lịch, Bộ trưởng chỉ đạo cần phải có giải pháp phát huy giá trị di sản, di tích thông qua du lịch.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Ông Hùng nhấn mạnh việc cần ngay chương trình phối hợp với Tổng Cục du lịch để triển khai đồng bộ việc phát huy giá trị di sản, tạo điểm đến hấp dẫn. Việt Nam được các tổ chức quốc tế xếp hạng là điểm đến hàng đầu về di tích di sản, lợi thế này cần phát huy…

Để tổng rà soát các di sản, di tích đã được xếp hạng, Bộ trưởng yêu cầu cần có nghiên cứu bài bản để báo cáo lãnh đạo Bộ thống nhất chủ trương, lộ trình thời gian tới.

Có thể nói, với chủ trương này, di sản Việt Nam giống như nguồn nguyên liệu tươi ngon đang sẵn trong vườn, chỉ chờ một bếp trưởng có tay nghề và cái tâm thấu hiểu “khẩu vị” khách du lịch để chế biến thành những món “đặc sản” hấp dẫn nữa thôi.

Theo VietnamPlus

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...

Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao

03/02/2023

Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...