Tin tức

Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long - Khó khăn "bủa vây"

16:30 - 12/05/2020
Để vực dậy ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đang phát động toàn thể hội viên cùng tham gia kích cầu du lịch toàn diện bằng nhiều hình thức, làm sao vừa có đủ lượng khách để hoạt động, vừa đảm bảo an toàn cho du khách. Tuy nhiên, cùng với sự ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh, thời gian qua, lĩnh vực du lịch vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết những tiềm năng, lợi thế của mình.

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2019 lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt người, khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt người; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 30.000 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với năm 2018. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống, khiến cho bao ngành nghề rơi vào khủng khoảng, đóng băng, trong đó có du lịch với gần như 100% các cơ sở phải đóng cửa. Đồng thời, dù đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực của các địa phương mấy năm qua, nhưng do còn thiếu các cơ chế, thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết nên kết quả vẫn còn rất khiêm tốn so với các vùng trọng điểm của cả nước.

 Du lịch miệt vườn còn mang tính một màu 

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết du lịch ĐBSCL có sự phát triển nhưng chưa đúng tầm, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Sản phẩm du lịch còn trùng lặp, đơn điệu, không có sự khác biệt, ít có sản phẩm mới, chủ yếu là các sản phẩm du lịch truyền thống, tính hấp dẫn du khách chưa cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng chưa hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm về tổ chức xúc tiến du lịch, cũng như thiếu sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch.

Bên cạnh sản phẩm du lịch đơn điệu, ĐBSCL còn đối mặt với khó khăn “nguồn nhân lực du lịch thiếu về số lượng và yếu về chất lượng”. Hầu hết các địa phương có thế mạnh du lịch phát triển mạnh như: Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau… nhân lực du lịch, nhất là lực lượng lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đưa sản phẩm du lịch đến với du khách đều thiếu so với nhu cầu; nhiều du khách còn phiền lòng về cung cách phục vụ, về hiện tượng chèo kéo và bán hàng giá cao khi tham quan các điểm du lịch như: Chợ nổi, Du thuyền trên sông, Vườn cây ăn trái... 

Khu du lịch Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ 

Tại Diễn đàn “Phát triển du lịch ĐBSCL” diễn ra tháng 11 năm ngoái, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng, Vụ kế hoạch, Bộ Công thương cảnh báo: "Vùng ĐBSCL có tỷ suất di cư thuần là cao nhất, nghĩa là đi nhiều nhất trong tất cả các vùng kinh tế và cao hơn vùng có tỷ suất di cư khỏi địa phương gần nhất khoảng độ 3, 4 lần. Tôi xin nêu năm 2016, 2017, 2018 con số là -4,6; -4,0 và -5,8, đây là vùng gọi là nhân lực, tạm gọi là người đến ít hơn người đi, thì tỷ suất này rất là cao và đây là điều cần phải tính".

Ông Nguyễn Thành Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Long An cũng cho rằng, nếu không sớm khắc phục, tình trạng thiếu nhân lực ngành du lịch sẽ trở thành một trong những “điểm nghẽn” cản trở phát triển du lịch bền vững ở mỗi địa phương cũng như trong toàn vùng: "Nguồn nhân lực từ thái độ, phong cách thân thiện, họ phải có nghề, để ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch. Nhiều vấn đề đặt ra trong đó yếu tố con người nguồn nhân lực là rất quan trọng, thì ĐBSCL hiện nay chúng ta đang còn số lượng thì được, nhưng chất lượng để qua đào tạo, ứng xử là vấn đề cần phải quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa".

Du khách tham quan chùa Khmer tại Sóc Trăng 

Người dân đến tham quan tại Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Sam - An Giang năm 2019 

Hạ tầng giao thông là "phần cứng" đặc biệt quan trọng không thể thiếu cho hoạt động du lịch. Đó là 1 trong 3 điểm yếu để phát triển vùng (giao thông, nguồn nhân lực, liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị). Song việc đầu tư hạ tầng giao thông hiện nay tại ĐBSCL so với mặt bằng chung và nhu cầu phát triển của khu vưc vẫn chưa đáp ứng. Cụ thể, tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2015 là hơn 67.500 tỷ đồng, chiếm 12,2% cả nước; 2016 - 2020 là hơn 65.000 tỷ, chiếm 15,5%, đây là con số còn hạn chế, gây tắc nghẽn huyết mạch phát triển du lịch vùng.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Viettravel chia sẻ: "Giao thông chúng ta biết tỷ lệ tốc độ cao tốc ở miền Tây là ít nhất trong cả nước, nếu mà tiếp cận lâu như hiện nay thì khách không đủ kiên nhẫn. Nếu sang đường thủy thì cảng biển khoảng 100.000 tấn thì ngành giao thông báo cáo 7 năm sau mới có thì chúng ta vẫn phải chờ đường biển mỏi mòn. Nhìn vào đường sắt thì không bàn vì tuyến đường sắt đến miền Tây là không có. Giờ chỉ còn đường hàng không, chúng ta có 4 sân bay chính, chúng ta phải định hình đâu là cái kết nối lan tỏa, nếu như hướng này không có nữa thì chúng ta khó tiếp cận sản phẩm du lịch tại ĐBSCL và từ đó, du lịch chúng ta cứ nói mãi cũng không phát triển được".

Du lịch ĐBSCL đang đứng trước khó khăn với những thách thức kiềm hãm phát triển là hạ tầng giao thông, sản phẩm du lịch và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Vậy làm cách nào để du lịch ĐBSCL phát triển bền vững trong thời gian tới, nhất là sau khi chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ đề cập đến vấn đề này trong bài viết “Tận dụng triệt để phát triển du lịch liên vùng gắn với quảng bá điểm đến an toàn”./.

Hồng Phương/VOV ĐBSCL

Tin tức liên quan

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...