Theo những người trồng hoa chia sẻ, một vụ hoa Tết thắng lợi bằng tổng các vụ hoa khác trong năm. Bởi vậy, họ dồn hết vốn để mua giống trồng, chăm sóc nhằm bán vào dịp Tết.
Thế nhưng, hiện nay theo ghi nhận của PV tại các làng hoa trên địa bàn TP. Hà Nội, phần lớn hoa đã thu hoạch, một số hộ dân đã cắt tỉa cành cũ, để bắt đầu chăm bón cho đợt trồng hoa mới.
Mê Linh là “thủ phủ” trồng hoa của Hà Nội. Với tổng diện tích 236 ha trồng hoa, người dân chủ yếu trồng hoa hồng, cúc vàng, ly, loa kèn, mẫu đơn, lay ơn... để xuất đi các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và cả sang Trung Quốc. Năm nay, lượng hoa hồng, hoa cúc xuất đi các nơi giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 so với mọi năm, giá thành cũng giảm.
Dù có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm, nhưng trước diễn biến thất thường của thời tiết, người trồng hoa vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận.
Chị Hoàng Thị Cúc – chủ vườn hoa ở xã Mê Linh cho hay, chưa năm nào chị thấy thời tiết khắc nghiệt, nắng hanh nhiều, lại ít mưa như năm nay. Hoa hồng trồng để phục vụ Tết nhưng nở sớm, bông nhỏ, không đạt chất lượng.
“Hiện nhà tôi đã phải cắt hoa đi bán rẻ, đến Tết được giá thì không còn hoa mà bán. Khả năng thất thu khoảng 50 – 70% so với năm trước”, chị Cúc nói.
Tương tự, tại làng hoa Yên Sở (Hoài Đức) nổi tiếng trồng chủ yếu các loại hoa hồng, cúc, ly… Trung bình mỗi hộ trong làng có từ 7-10 sào hoa. Mỗi ngày người dân phải cắt hàng vạn hoa đi bán với gia bèo bọt.
Anh Hoàng Văn Thái chia sẻ: “Nhà tôi trồng 7 sào hoa cúc, nhưng đến nay đã cắt bán 5 sào rồi. Mà bán hoa bây giờ không được giá, chỉ dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/bó 50 bông, nhưng vẫn phải bán để gỡ lại chút vốn”.
Cũng theo anh Thái do thời tiết nóng lạnh bất thường nên cây thì nở hoa, cây thì không bật được nụ theo dự tính. Thậm chí, dù đã thắp cả điện để kích thích cây sinh trưởng nhanh, nhưng kết quả họ vẫn bị “trượt” Tết, đành đợi xuất hoa vào ra Giêng.
Thiệt hại nặng nề nhất phải kể tới những hộ trồng hoa ly bởi giống hoa ly mua về trồng có giá từ 18.000-20.000 đồng/củ. Trong khi giá bán ra thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/cành. Có 50 nhà trồng ly, chỉ được 1-2 nhà có ly bán đúng dịp Tết, còn lại đều nở trước Tết.
Để cứu vãn vườn hoa nở sớm, người dân nơi đây đã dùng tất cả các phương pháp để kìm hãm, thậm chí phải dùng đến phương pháp là để hoa trong nhà lạnh, chấp nhận hoa này bán ra thị trường bị mất giá hơn so với các loại hoa tươi khác. Thế nhưng, dường như chẳng ăn thua.
Những người trồng hoa dự đoán, giá hoa những ngày sát Tết Nguyên đán sẽ tăng cao vì khan hiếm.
“Tết năm nay khả năng hoa hồng sẽ tăng lên từ 200.000 - 700.000 đồng/bó 50 bông do khan hàng, chi phí chăm sóc tăng”, anh Thái nói.
THÚY LAN - TÙNG LÂM
Cận Rằm tháng Giêng, thị trường đồ phóng sinh trở nên tấp nập hơn tại các cửa đền, chùa trên địa bàn TP.Hà...
Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...
Cành quả lựu, quả hồng, mành tre trang trí… là một số sản phẩm trang trí ngày Tết đang thu hút nhiều người...
Châu Á có 6 đại diện nằm trong top 10 thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới.
Tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ Conde Nast Traveler mới đây công bố danh sách 10 thành phố lớn tốt nhất trên...
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, người làng nghề bánh đa nem ở Ngự Câu (xã An...
Những ngày cuối năm, “xóm heo đất” tại Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại bận rộn hơn thường nhật để đảm...
Năm nay, nhiều nhà vườn ở Hà Nội lo lắng “trượt” Tết vì thời tiết bất thường khiến những cánh đồng hoa đồng...
Gần Tết, ở vùng đất bãi ven sông Đáy thuộc xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là những vườn phật thủ xanh...
Những ngày này, cây phát lộc tại xã Minh Tân (Đông Hưng, Thái Bình) xuất hiện tình trạng héo úa, hư hỏng hàng...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến dai dai đã trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của...