Lễ khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 diễn ra lúc 20h tối 30/11 tại quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đến dự lễ khai mạc có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí là lãnh đạo các cơ quan, bộ ban ngành trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí, đại diện các đơn vị ngoại giao, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, các đoàn cồng chiêng, nghệ nhân, diễn viên của 4 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng, 19 đoàn cồng chiêng thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai, cùng đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh Gia Lai cũng có mặt tại quảng trường Đại Đoàn Kết để hòa chung không khí lễ hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay các đại biểu. Ảnh Đ.T
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm vui tham gia lễ hội, đề nghị chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để tiếng cồng chiêng mãi ngân xa, và để Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên trở thành điểm đến thu hút đầu tư, phát triển.
Tiếp theo là chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô, hấp dẫn với sự tham gia của hơn 1.200 nghệ sỹ và diễn viên quần chúng, được dàn dựng công phu, mang đậm màu sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Chương trình nghệ thuật gồm ba chương: Huyền thoại đất và người Gia Lai, Cồng chiêng và Lễ hội dân gian Tây Nguyên, Cồng chiêng Tây Nguyên nhịp nối những trái tim.
Sân khấu ngập tràn sắc đỏ và vàng tượng trưng cho hoa dã quỳ và pơ lang. Ảnh: Hồng Thi
Ba ngày diễn ra Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có các hoạt động chính: Lễ hội đường phố; Phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống; Trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; Sinh hoạt văn nghệ dân gian. Ngoài ra, còn có một số các hoạt động khác như: Hội chợ thương mại Công, nông nghiệp Gia Lai; Cà phê đường phố; Ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền; Giới thiệu sản phẩm đặc trưng của các tỉnh Tây Nguyên.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 11 năm 2005. Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hoạt động thường niên có ý nghĩa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng, và thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Lễ hội năm nay diễn ra đến ngày 02/12.
Hồng Điệp (k/t)
Lễ hội diễn ra từ ngày 11 - 17/11 đưa du khách thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp và khám phá những nét văn hoá...
Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan văn hoá cồng chiêng huyện Ia Grai, tỉnh Gia...
Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đã được chính thức ghi danh trong dịp này,...
Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành...
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, tại tỉnh Gia Lai mưa lớn và gió mạnh trong nhiều giờ đã khiến 1 người dân ở...
Sau 1 tuần mưa liên tục, mương dẫn của công trình Thuỷ lợi Pleikeo (xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai) mới hoàn...
Chiều 30/7, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Gia Lai ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà P.T.M.V...
Gần 20 năm qua, Đội K52 thuộc Bộ CHQS tỉnh Gia Lai (Quân khu 5) đã quy tập, hồi hương hơn 1.400 hài cốt liệt...
Tại tỉnh Gia Lai, vừa có thêm 1 xã phát hiện trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, nâng số xã có ca dương...
Để phòng dịch bạch hầu lây lan, UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có quyết định cho toàn bộ học sinh các cấp...
Hai học sinh ở xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai bị đuối nước thương tâm vào chiều 1/7 vì nhảy xuống hồ cứu...
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh Gia Lai và Quảng Trị đã phối hợp và tìm thấy nam thanh niên...