Nhà Rông ở Tây nguyên được coi là “trái tim” của làng, là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của buôn làng. Chính vì thế mà nhà Rông thường nằm ở trung tâm, đó là ngôi nhà chung lớn nhất của làng.
Việc xây dựng một ngôi nhà Rông là do các nghệ nhân tài bà trong làng đảm nhận. Họ không cần bản vẽ hay thiết kế. Thoạt nhìn các nhà Rông đều giống nhau nhưng thực ra nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người làm. Cũng chính vì điều này mà những nghệ nhân làm nhà Rông được coi như bảo vật, họ không được sang vùng khác làm giúp nhà Rông mà chỉ được truyền nghề cho con cháu.
Nhà Rông được xây dựng mà không cần bản vẽ, thiết kế. Ảnh: Taynguyen
Nhà Rông Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Với mỗi dân tộc khác nhau, nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau. Ví dụ, nhà Rông của đồng bào Giẻ Triêng thường thấp và nhỏ, còn nhà Rông của đồng bào Xê Đăng lại cao vút, nhà Rông của đồng bào Ba Na lại mềm mại nhưng cũng không kém phần uy nghi…
Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15-16m. Nhà Rông của Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối được chặt, đẽo rồi dùng mây, lạt tre để buộc rất cẩn thận. Cầu thang lên nhà Rông thường có 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc cũng có sự khác nhau. Người Bana là hình ngọn cây rau dớn, người Xê Đăng, Giẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, còn người Ja Rai lại là hình quả bầu đựng nước…
Cầu thang nhà Rông của mỗi dân tộc có sự khác nhau. Ảnh: Taynguyen
Có hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên là nhà Rông trống và nhà Rông mái. Nhà Rông trống có mái to, cao chót vót và được trang trí rất công phu. Còn nhà Rông mái nhỏ hơn, có mái thấp và được trang trí đơn giản hơn. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Dân làng coi nhà Rông là biểu tượng quyền lực của làng, chính vì vậy mà nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.
Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quý đến thăm buôn làng, là nơi tụ họp các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, là nơi để thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và nên duyên chồng vợ. Cũng vì lẽ đó mà nhà Rông là tài sản vô giá gắn với cộng đồng mỗi buôn làng Tây Nguyên.
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...