Các nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia không cần cảnh sát bảo vệ, bởi mỗi tín đồ của đất nước này đều có ý thức xây dựng các nhà thờ phát triển bền vững, thịnh vượng bằng chính đức tin của họ đối với đấng Allah. Số lượng nhà thờ Hồi giáo và thánh đường cầu nguyện tại Indonesia được cho là nhiều nhất thế giới.
1. Istiqlal- nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á, thủ đô Jakarta Năm 2019, hơn 120.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia đổ về nhà thờ Istiqlal tại thủ đô Jakarta để cầu nguyện cho ngày lễ lớn của người Hồi giáo Eid Al-Fitri. Ngày lễ Eid Al-Fitri đánh dấu sự kết thúc tháng nhịn ăn linh thiêng của người Hồi giáo.
Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia Hồi giáo này, nhà thờ Istiqlal đóng cửa để trùng tu. Người quản lý Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal thông báo đã chính thức loại bỏ 17 hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng thông thường diễn ra trong tháng Ramadan để thực hiện lời kêu gọi của chính phủ, Bộ Tôn giáo và Hội đồng Hồi giáo Indonesia và Thống đốc Jakarta về việc cầu nguyện tại nhà, thực hiện giãn cách xã hội quy mô lớn.
Sau 17 năm xây dựng, nhà thờ Hồi giáo Istiqlal mở cửa cho công chúng vào ngày 22 tháng 2 năm 1978. Nhà thờ được xây dựng để kỷ niệm nền độc lập của Indonesia và được đặt tên là "Istiqlal", một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "độc lập". Nhà thờ Hồi giáo có bảy lối vào, đại diện cho bảy thiên đường trong vũ trụ học Hồi giáo. Đây là Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á với sức chứa hơn 200.000 người.
2. Nhà thờ lớn Bandung, miền Tây Java
Nằm ở thành phố Bandung, thành phố đông dân thứ 3 của Indonesia, nhà thờ lớn Bandung có vẻ đẹp tráng lệ, trở thành điểm nhấn và giúp cân bằng tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội cho cư dân thủ đô ở miền Tây Java và mang lại các giá trị và tuyên truyền Hồi giáo cho cộng đồng địa phương trong hàng trăm năm.
Xây dựng năm 1812, sau khi trải qua nhiều lần sửa chữa do hư hỏng, do yếu tố tự nhiên và tuổi tác, cuối cùng, hình dạng của nhà thờ Hồi giáo có hình dạng như ngày nay. Hai tòa tháp đôi cao 81 mét là đặc điểm chính của nhà thờ Hồi giáo.
Theo kế hoạch ban đầu, tòa tháp sẽ được xây cao 99 mét theo số lượng tên của các đấng Allah trong Hồi giáo. Tuy nhiên, vì lý do an toàn giao thông hàng không, chiều cao cho phép chỉ là 81 mét. Tuy nhiên, theo Ir. Gilang Nugroho là người quản lý trang nhà thờ, chiều cao của tòa tháp đôi vẫn là 99 mét nếu tính từ nền móng cao tới 18 mét. Từ trên đỉnh tháp có thể nhìn toàn cảnh thành phố Bandung lịch sử.
Nằm gần bảo tàng Á-Phi lịch sử và ngay giữa quảng trường Bandung rộng lớn, nhà thờ lớn Bandung có sức chứa 13.000 tín đồ. Nhà thờ Hồi giáo Lớn Bandung có kiến trúc kết hợp các yếu tố của Trung Đông với kiến trúc Hồi giáo mái vòm truyền thống.
Phía dưới nhà thờ có hầm đỗ xe rộng rãi. Du khách thường nán lại bãi cỏ rộng trước sân nhà thờ để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Năm nay, nhà thờ Hồi giáo Bandung cũng đóng cửa theo giới hạn xã hội quy mô lớn để ngăn chặn dịch Covid-19. Hàng ngày chỉ có tiếng loa cầu nguyện phát đi tiếng kinh cầu vang xa tới khắp các phố phường.
3. Nhà thờ vĩ đại Kotagede Mataram, thành phố YogyakartaĐây là nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở thành phố Yogyakarta, là Di sản Văn hóa Quốc gia cần được bảo vệ. Xây dựng năm 1964 dưới thời Vương quốc Hồi giáo Mataram, đây là biểu tượng của sự khoan dung và chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo lịch và là minh chứng cho sự phát triển của đạo Hồi ở vùng đất Java và Indonesia nói chung.
Sự độc đáo nổi bật của kiến trúc của Nhà thờ Hồi giáo vĩ đại Kotagede Mataram nằm ở sự hợp nhất của các nền tảng văn hóa khác nhau là Hindu giáo, Hồi giáo và Phật giáo.
Nhà thờ Hồi giáo được xây dựng và hỗ trợ bởi những người dân địa phương vẫn theo đạo Hindu và Phật giáo. Không có gì đáng ngạc nhiên, kiến trúc của tòa nhà mang sắc thái của Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Bên trái của nhà thờ Hồi giáo là lăng mộ của các vị vua của Vương quốc Hồi giáo Mataram. Khách du lịch thường đến thăm khu phức hợp nhà thờ Hồi giáo này, đặc biệt là du lịch văn hóa và tôn giáo.
4. Nhà thờ At-Taqwa Pontianak, KalimantanNhà thờ At-Taqwa, nơi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Hồi giáo thành phố Pontianak, đảo Kalimantan, đã có diện mạo mới khánh thành sau 11 năm sửa chữa. Trải qua 4 lần sửa chữa, nhà thờ có lịch sử lâu đời nằm tại quận Sambas khánh thành trở lại vào tháng 2/2020 vừa qua.
Khánh thành giữa thời kì dịch Covid-19, nhà thờ lắp đặt thêm hệ thống khửu trùng dọc lối đi vào nhà thờ để khử trùng, giữ gìn sự sạch sẽ linh thiêng nơi thờ tự và bảo vệ các tín đồ khỏi sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Sau lễ khánh thành, chủ yếu chỉ có Imam, người giảng đạo của nhà thờ đến thánh đường đọc kinh qua loa để các tín đồ Hồi giáo khu vực lân cận được nghe. Năm nay, ngày lễ lớn Eid Al-Fitri của người Hồi giáo Indonesia sẽ không được tính vào ngày lễ quốc gia, mà sẽ lùi sang ngày lễ hiến tế, thường rơi vào khoảng tháng 8. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo Indonesia vẫn cầu nguyện và đón một mùa trăng mới theo lịch Hồi giáo cùng gia đình và người thân.
Hương Trà/VOV Indonesia
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...