Phóng viên, Biên dịch viên chương trình PT-TH tiếng Dao của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tác nghiệp tại bản người Dao
"Chúng tôi rất muốn được xem kênh dân tộc Dao hàng ngày. Qua kênh dân tộc này, chúng tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm để về ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất."
"Tuần nào chúng tôi cũng đón xem chương trình để hiểu được các phong tục, tập quán của mọi dân tộc trong tỉnh qua đó, dạy cho các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về các phong tục của chính dân tộc mình để lưu giữ không bị mai một."
Ông Đặng Văn Thương và ông Lý Bằng - 2 thính giả quen thuộc của chương trình tiếng Dao Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh nói về chương trình yêu thích của mình. 12 năm qua, chương trình đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các bản Dao Quảng Ninh.
Từ buổi đầu tiên lên sóng ngày 20/11/2007 với tần suất 1 tháng 1 số, đến nay Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã sản xuất và phát sóng 16 chương trình phát thanh và 6 tới 8 chương trình truyền hình tiếng Dao phục vụ đồng bào mỗi tháng.
Phát thanh viên Lý Thảo gắn bó với chương trình nhiều năm kể: “Trăn trở lớn nhất với nghề là làm sao giúp được bà con nhiều hơn. Vì thông tin tới họ còn hạn chế, một số vùng không có điện lưới họ chỉ nghe được thông tin đài. Họ rất muốn phát triển kinh tế nhưng không có nguồn vốn. Mình cũng mong muốn mang được những chính sách đến với bà con để thay đổi nếp nghĩ và cách làm để cùng phát triển kinh tế, xóa nghèo...”
Anh Tằng A Nam phát thanh viên, biên dịch viên người Dao duy nhất thời điểm những ngày đầu tiên lên sóng
Tằng A Năm nam phát thanh viên, biên dịch viên người Dao duy nhất thời điểm chương trình tiếng Dao đầu tiên lên sóng cho biết: nghề báo đến với anh như một cái duyên bởi chuyên ngành đào tạo của anh là trung cấp y. Mọi sự bỡ ngỡ ban đầu đi qua, càng gắn bó với công việc anh càng cảm thấy yêu nghề hơn. Mỗi chuyến công tác về bản, gặp bà con những thính giả thân thiết anh như được trở về với chính gia đình mình.
"Tôi nhớ là cách đây khoảng 6 năm. Tôi có đi làm phóng sự tìm đầu ra cho cây gừng ở xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà. Khi đi bộ qua 3 quả đồi chúng tôi đến được bãi gừng đầu tiên nhưng gừng đã chết gần hết. Không dừng lại chúng tôi tiếp tục băng qua các quả đồi tiếp theo mất tất cả 2 tiếng đi bộ mà trời mưa nên khi gặp bãi gừng thứ hai chúng tôi quay được những trường đoạn rất đẹp, gừng phát triển tốt. Sau khi tuyên truyền trên sóng bà con tiêu thụ được có thu nhập tốt. Phải nói là rất vui và hạnh phúc ...,” anh Tằng A Năm nhớ lại.
Mỗi thành viên ở đây phải kiêm nhiệm đồng thời công việc biên dịch, biên tập, phát thanh viên, phóng viên tác nghiệp độc lập, nhưng qua 12 năm, ê kíp làm chương phát thanh, truyền hình tiếng Dao của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có những thành công không nhỏ.
Gần đây nhất chương trình PT – TH tiếng Dao đã đạt đúp 2 giải vàng liên hoan Phát thanh toàn quốc và Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2018 với 2 tác phẩm “Chuyện người nghèo xin thoát nghèo ở Quảng Ninh” và “Khi OCOP về bản”. Song, điều mà mỗi biên dịch viên, phát thanh viên, phóng viên tiếng Dao cảm thấy hạnh phúc nhất là hiệu ứng tích cực từ những chương trình PT–TH giúp người Dao thay đổi cách nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế,
Sau 12 năm đi vào hoạt động, chương trình Phát thanh - Truyền hình tiếng Dao của Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã trở thành một phần cuộc sống của bản người Dao vùng Đông Bắc Quảng Ninh xã hội và gìn giữ bản sắc của dân tộc.
Ông Nguyễn Thế Lãm, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết đứng trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng lạm dụng mạng xã hội như hiện nay những người làm chương trình Phát thanh, Truyền hình tiếng Dao của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động có những thay đổi để nâng cao hiệu quả tuyên truyền:
“Chúng tôi yêu cầu đội ngũ làm phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc trực tiếp đi hiện trường nhiều hơn, xuống với bà con hơn nữa để có nhiều tác phẩm do chính đội ngũ biên dịch viên sản xuất như vậy sẽ mang tính đặc trưn, gần gũi hơn với bà con đồng bào dân tộc. Chúng tôi phối hợp và tăng cường phát sóng trên kênh chuyên biệt VTV5; đặc biệt là sẽ hướng đến sản xuất các chương trình và đưa về phát sóng tại hệ thống truyền thanh, truyền hình cơ sở để bà con được tiếp cận với thông tin nhiều hơn nữa....,” ông Lãm nói.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng niềm vui gom nhặt sau mỗi con chữ, mỗi chương trình PT – TH lên sóng là động lực giúp đội ngũ PV, PTV, BDV tiếng Dao thêm yêu nghề, tâm huyết và một lòng gắn bó với công việc mình đã lựa chọn./.
Vũ Miền/VOV Đông Bắc
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...