Người dân Pháp đeo khẩu trang tại một khu chợ. Ảnh: Le Monde
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân Pháp không có thói quen đeo khẩu trang, trừ khi bị bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh như trường hợp của các y, bác sĩ. Việc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng lại càng hiếm, nếu ai đó làm việc này, họ có thể đối mặt với những ánh mắt kỳ thị của người xung quanh.
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, nước Pháp vẫn coi dịch bệnh này ở rất xa. Cuối tháng 1/2020, Bộ Y tế nước này khẳng định không có khuyến cáo đặc biệt nào đối với người dân Pháp về dịch bệnh. Khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Pháp, trong khi nhiều quốc gia khác kêu gọi hoặc bắt buộc người dân đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa lây lan virus, thì nước này vẫn không cho đây là một biện pháp quan trọng. Bộ trưởng Y tế thời điểm đó, bà Agnès Buzyn còn cho rằng, đeo khẩu trang không có tác dụng gì.
“Điều này hoàn toàn vô tác dụng. Hiện nay không có bất cứ chỉ định mua khẩu trang nào đối với người dân Pháp. Ngoài ra, chúng ta có hàng chục triệu chiếc khẩu trang trong kho dự trữ. Hiện nay, các cơ quan y tế phân phối số lượng khẩu trang này cho những người có nhu cầu” - bà Buzyn nói.
Chỉ khi dịch bệnh tại quốc gia láng giềng là Italia bùng phát dữ dội, cơ quan y tế Pháp mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới vấn đề khẩu trang. Tuy nhiên, phản ứng của cơ quan y tế cũng như người dân Pháp về việc đeo khẩu trang là rất chậm chạp.
Cuối tháng 2, Bộ Y tế nước này mới chỉ khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi trở về từ vùng dịch và có các triệu chứng của bệnh. Ngay cả khi đã phải phong tỏa toàn quốc, Bộ Y tế nước này còn liên tiếp khẳng định, việc đeo khẩu trang không có tác dụng nhiều với người bình thường, và trữ lượng khẩu trang sẵn có tại Pháp được ưu tiên dành cho đội ngũ nhân viên y tế. Chính quyền một số địa phương nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đã ra quy định buộc người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, quy định này ngay lập tức bị tòa án bác bỏ.
Quan điểm về chiếc khẩu trang chính thức đánh dấu thay đổi lớn vào ngày 2/4, sau khi giới khoa học bắt đầu lên tiếng, kêu gọi Chính phủ Pháp áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với người dân, thì Bộ Y tế nước này đã khuyến nghị người dân, nếu cần, có thể đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Kể từ đó, việc đeo khẩu trang dần trở nên bắt buộc ở những mức độ cao hơn. Ngay sau ngày dỡ bỏ phong tỏa (11/5), người dân Pháp trên 11 tuổi phải đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng hay một số đối tượng trong các trường học. Hơn 2 tháng sau, ngày 20/7, việc đeo khẩu trang trở nên bắt buộc tại tất cả các địa điểm công cộng khép kín. Đến cuối tháng 7, cơ quan y tế Pháp chính thức khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ngay cả khi ở ngoài trời.
Bộ trưởng Y tế, ông Olivier Véran, nhấn mạnh: “Kể từ nay trở đi, Tổ chức Y tế thế giới chính thức xác nhận khả năng cao virus có thể lây nhiễm qua đường không khí, điều đó muốn nhắc tới việc đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những nơi đông người, khi bạn ở trên phố đông người nhưng không chắc có thể giữ khoảng cách được. Tôi khuyên các bạn nên đeo khẩu trang tại đây”.
Hiện nay, dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại tại Pháp, nước này đang đối mặt với nguy cơ một làn sóng dịch bệnh thứ hai, mà theo giới khoa học, có thể xảy ra ngay trong tháng 9 tới. Lúc này, việc đeo khẩu trang đã trở nên quen thuộc với người Pháp. Bộ Y tế nước này còn cho phép chính quyền các địa phương, tùy tình hình thực tế, có thể áp dụng quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng ngoài trời.
Gần nhất, ngày 4/8, chính quyền thủ đô Paris thông báo sẽ quy định việc đeo khẩu trang là bắt buộc tại nhiều địa điểm công cộng, nơi có mật độ người dân và khách du lịch đông. Tính đến ngày 4/8, xét trên phạm vi toàn quốc, hàng chục thành phố lớn cũng đã áp dụng quy định tương tự, đặc biệt tại các khu vực dịch bệnh phức tạp và các địa điểm du lịch vốn thu hút đông đảo du khách như tại Toulouse, Biarritz, Nice hay Saint-Malo.
Bản đồ các thành phố tại Pháp bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời
Như vậy, dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của người dân và chính quyền Pháp về chiếc khẩu trang. Chiếc khẩu trang giờ đây là vật bất ly thân với người dân mỗi khi ra khỏi nhà, một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với 6 tháng trước. Không đeo khẩu trang, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái, chẳng hạn bị từ chối đón tiếp trong hầu hết các cửa hàng, khu vui chơi giải trí, thậm chí phải đối mặt với án phạt hành chính lên tới 135 euro, tương đương khoảng 3.500.000 đồng./.
Huỳnh Điệp/VOV Paris
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...