Đồng bào dân tộc Thái vui văn nghệ trên sàn Hạn Khuống
Trong khu du lịch homestay Mường Thanh ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, đồng bào dân tộc Thái ở U Va, Tà Lèng, Thanh Nưa, Thanh Chăn… lại tề tựu về đây để được nghe ông Lò Văn Thâng - giảng viên tiếng Thái, người am hiểu văn hóa dân tộc Thái kể chuyện Mường Thanh gắn với lịch sử, văn hóa dân tộc Thái nơi này. Từ cái thời người cõi trời và người cõi đất qua lại thăm thân bằng dây sắn rừng (khau cát); rồi đến thời chúa Thái Lạng Chượng, chọn đất Mường Thanh tròn như vành nong nia, rộng lớn và hơi cong như cái sừng trâu làm nơi lập Mường và chia Mường Thanh ra làm hai mường: Thanh Tở (Thanh dưới) và Thanh Nưa (Thanh trên) để đặt chức tạo, dựng vùng đất Mường Thanh để lập nghiệp.
Trải qua bao thăng trầm, Mường Thanh giờ là vùng đất trù phú bậc nhất trong vùng Tây Bắc. Trên đất Mường Thanh hôm nay, người Thái, người Mông, người Dao, người Kinh và người Khơ Mú… đang chung sức thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giữ gìn biên giới bình yên. Mùa xuân đến, Mường Thanh như tươi mới hơn với những công trình mới. Những con đường thảm nhựa phẳng lì nối dài tít tắp… không chỉ làm thay đổi diện mạo Mường Thanh, mà như còn làm ngắn hơn đoạn đường du khách thập phương về thăm vùng đất này.
Trò chuyện với các cháu thiếu nhi, ông Mùa A Sấu, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên, chia sẻ suy nghĩ của mình khi chứng kiến đổi thay của Điện Biên hôm nay. Ngày trước dù có mơ ông cũng không nghĩ có ngày người Mông từ Sín Chải, Tả Phình (huyện Tủa Chùa) có thể đem khèn đi diễn ở Điện Biên vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vì ngày xưa, đường đi từ Tủa Chùa về Điện Biên phải mất cả tuần cho nên dù có mê khèn thì đồng bào Mông cũng không bỏ nương ngô đi diễn khèn nơi khác. Nhưng nay khác rồi. Từ Tủa Chùa, người Mông đem khèn đi khi trời sáng, trưa được diễn khèn dưới chân tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1 và tối lại về Tủa Chùa thưởng thức rượu mông pê trước sự ngưỡng mộ của người dân Tả Chải.
Đường vào các bản văn hóa: Phiêng Lơi, Mển, Co Mỵ, bản Ten… luôn rộn ràng tiếng phách, tiếng chiêng. Hát cho nhau nghe, kể cho nhau nghe chuyện về thời Then chọn người chọn đất; tay trong tay nhịp bước theo điệu xòe, xuân như đong đầy trên từng khóe mắt nụ cười của các thiếu nữ Thái. Và xuân cũng chan hòa, réo rắt như tiếng kèn gọi bạn của các chàng trai Mông. Bao nhiêu xuân đã qua và xuân nay đang đến, đất trời như rực rỡ, rộn ràng trong xuân sớm Mường Thanh. Và mời bạn, mời chị, mời anh, cất bước về Mường Thanh cùng nâng chén rượu ngạt ngào men lá, tay trong tay ta nhịp bước trong vòng xòe để rồi vấn vương với lời hát “Điệu xòe, điệu xòe có từ bao giờ? Mà vẫn mê say như thuở nào…?”!
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...