Tình trạng tắc nghẽn ở đỉnh núi Everest Ảnh: CNBC
Tình trạng bùng nổ du lịch tại nhiều nước trong khu vực châu Âu những năm gần đây đã trở thành vấn đề đau đầu đối với nhà chức trách của nhiều quốc gia. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển và quảng bá các thành phố lớn như một điểm đến tuyệt vời khi đặt chân tới châu Âu, nhiều khu vực như Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan) hay Venice (Italia) đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của tình trạng quá tải du lịch.
Tạm đóng cửa nhiều điểm đến
Chỉ trong ba ngày của tháng 4.2019, 10 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quần đảo Faroe đã được cho đóng cửa tạm thời để bảo trì. Theo thông báo chính thức từ giới chức địa phương, kể từ ngày 26 – 28.4, tình nguyện viên từ 25 quốc gia hỗ trợ xây dựng các làn đường đi bộ mới cũng như phục hồi lại các hang động cổ xưa. Đây đều là những khu vực chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch diễn ra trong những năm trở lại đây. Theo thông báo chính thức từ truyền thông địa phương, dù không chịu quá nhiều sự phá hủy nặng nề, môi trường và hệ sinh thái tại Quần đảo Faroe hiện vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động du lịch, vốn có mức tăng khoảng 10% trong những năm gần đây. Quần đảo hiện đón khoảng 110.000 du khách mỗi năm.
Trong khi đó, vào cuối tháng 5 năm nay, Bảo tàng Lourve (Pháp), nơi trưng bày bức họa Mona Lisa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci đã phải đóng cửa một ngày sau những lời phàn nàn của công nhân về tình trạng quá tải. Các hiệp hội du lịch tại Paris nhấn mạnh, số lượng nhân viên tại Bảo tàng Lourve đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, trong khi số lượng khách ghé thăm tăng lên tới 20%. Điều này tạo ra sức ép không nhỏ đối với đội ngũ quản lý, đặc biệt là trong thời điểm bức họa Mona Lisa đang được bảo trì. Quyết định tạm thời đóng cửa Bảo tàng Lourve đã khiến nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng.
Tại Venice, tình trạng quá tải du lịch hiện vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện khi một tàu du lịch của MSC Opera đã đâm vào bến cảng và một chiếc du thuyền khiến cho 5 người bị thương. Vụ tai nạn đã châm ngòi cho lời kêu gọi về việc hạn chế các tàu du lịch cập cảng thành phố nổi tiếng này. Đối với nhiều người, sự cố trên như một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng quá tải du lịch tại nơi đây. Những người phản đối cho rằng, các tàu du lịch lớn vượt quá quy mô của thành phố Venice cập bến hằng năm đã gây ô nhiễm và nguy hiểm cho hệ sinh thái. Trong khi đó, ít nhất đã có 11 người đã tử vong trên đỉnh Everest trong năm nay khiến năm 2019 trở thành mùa leo núi “chết chóc” nhất của nóc nhà thế giới, kể từ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng người leo núi tăng đột biến. Trước đó, Nepal đã cấp 381 giấy phép để leo đỉnh Everest chỉ trong nửa đầu năm nay.
Thúc đẩy du lịch “chậm và bền vững”
Vấn đề quá tải du lịch nửa đầu năm 2019 khiến cho hàng loạt các cơ quan du lịch của chính phủ tại các nước châu Âu phải vật lộn thực hiện từng bước để chống lại ảnh hưởng mà nó gây ra.
Tại Amsterdam, văn phòng du lịch thành phố hiện đang cố gắng hướng khách du lịch đến các khu vực bên ngoài trung tâm cũng như các địa điểm khác của Hà Lan. Đây là thành phố có ít hơn 1 triệu cư dân nhưng lại chào đón tới hơn 19 triệu khách du lịch mỗi năm. Thành phố cũng đang khởi động chiến dịch “Tham quan và Tôn trọng”, nhắc nhở các du khách đặc biệt là ở độ tuổi từ 18 - 34 không thực hiện các hành động như xả rác, phóng uế và tụ tập hát hò nơi công cộng. Amsterdam vẫn nhấn mạnh tinh thần cởi mở, sáng tạo và khoan dung vốn có của thành phố, tuy nhiên những hoạt động du lịch gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Trong khi đó, thành phố Venice bắt đầu áp dụng chiến dịch khuyến cáo du khách không tập trung quá đông đúc tại các điểm tham quan du lịch thông thường. Do chính quyền thành phố khởi xướng, chiến dịch Detourism chủ trương thúc đẩy du lịch “chậm và bền vững”. Detourism cung cấp các mẹo du lịch cho một Venice bền vững và gợi ý những gì nên xem và đi đâu ở Venice để có cái nhìn địa phương hơn về thành phố. Ý tưởng chủ chốt của Detourism chính là hướng du khách đến việc tham quan các đầm phá tại những khu vực dân cư ít đông đúc hơn, giúp du khách đặt mình vào vị trí của người dân địa phương và trải nghiệm nền văn hóa bản địa của một “Venice chân thực và ít người biết đến”.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, bảo vệ cảnh quan các điểm đến và chống lại vấn đề bùng nổ du lịch không chỉ là trách nhiệm của chính phủ. Nó còn là vai trò của các du khách và các trung tâm du lịch. Theo các nhà chức trách, ngoài việc kêu gọi du khách lựa chọn các du thuyền nhỏ hơn, ít gây tổn hại đến hệ sinh thái của các cầu cảng, các trung tâm du lịch cần có trách nhiệm đề nghị khách hàng của mình không tụ tập đông đúc mỗi khi ghé thăm các điểm đến.
Theo báo Văn hóa
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...