Tin tức

Thay vì đóng cửa, đảo rồng Komodo vẫn sẽ chào đón du khách

21:02 - 01/10/2019
Ngày 30/9, Indonesia đã quyết định hủy kế hoạch đóng cửa đảo rồng Komodo, một điểm du lịch nổi tiếng tại miền Đông nước này.

Indonesia đã quyết định không đóng cửa đảo rồng Komodo, sau khi thấy cá thể loài rồng quý hiếm trên đảo đã tương đối ổn định. Trước đó, việc cân nhắc tạm dừng các hoạt động du lịch trên đảo vào năm 2020 đã được thông báo hồi tháng 7/2019, nhằm hồi sinh hệ sinh thái trên đảo.

Theo kế hoạch đóng cửa, hòn đảo có thể sẽ cấm tất cả hoạt động du lịch trong vòng 1 năm, do giới chức địa phương lo ngại hoạt động này ảnh hưởng đến quá trình giao phối và ấp nở của rồng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã gây tranh cãi trong các nhà hoạt động môi trường và ngành du lịch, cũng như trong cộng đồng cư dân dựa vào du lịch để kiếm sống.

Kế hoạch đóng cửa đảo đã bị hủy bỏ, bởi theo số liệu của Chính phủ, hiện đang có 1.727 con rồng Komoda sinh sống trên đảo. Số lượng cá thể ổn định và không có mối đe dọa nào trong giai đoạn quan sát từ năm 2002 - 2019.

Đảo Komodo đã trở thành điểm du lịch được bảo tồn đặc biệt của Indonesia. Năm 2018, hơn 176.000 du khách đã đến thăm hòn đảo này chỉ để ngắm những cá thể bò sát quý hiếm. Cũng theo số liệu của Chính phủ Indonesia, hiện có tổng cộng 2.897 con rồng Komodo tại vườn quốc gia gồm 3 đảo Komodo, Rinca và Gili Motang.

Rồng Komodo, loài thằn lằn còn sinh tồn lớn nhất trên thế giới, có tên gọi như vậy là lấy theo tên gọi của đảo Komodo. Rồng Komodo sinh sống trên đảo Komodo cũng như trên một số đảo nhỏ khác nằm cận kề như Padar và Rinca, phía Đông Indonesia. Loài thằn lằn khổng lồ này có thể có chiều dài lên tới 3m và nặng hơn 150kg với cái đuôi mạnh mẽ, móng vuốt lớn và răng cưa. Là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của rồng Komodo là động vật ăn cỏ lớn như hươu và lợn. Ước tính, hiện có khoảng 5.700 con rồng Komodo trong tự nhiên. Chúng được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng và cần được được bảo vệ khẩn cấp.

Các nghiên cứu về rồng Komodo vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Dù được phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng mãi đến năm 2009, các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng, rồng Komodo tấn công đối phương bằng vết cắn yếu nhưng có nọc độc làm cho đối phương nhiễm độc và chảy máu đến chết. Năm 2013, hai người đã được đưa đến bệnh viện sau khi bị rồng Komodo tấn công vào văn phòng một công viên động vật hoang dã ở miền Đông Indonesia.

Thủy Bích/ toquoc.vn

  • Từ khóa

Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...