Căn cứ Tà Thiết, Bình Phước
Nhắc tới Bình Phước, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến những địa danh, căn cứ cách mạng nằm cuối con đường Trường Sơn huyền thoại mà nay trở thành những khu di tích quốc gia đặc biệt như: Căn cứ Bộ Chỉ huy miền Tà Thiết (huyện Lộc Ninh); căn cứ cách mạng “Nữa Lon” - sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng).
Ngoài những địa danh lịch sử, tỉnh Bình Phước còn được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh quan xanh mát và hùng vĩ, phù hợp với loại hình du lịch sinh thái. Nổi bật nhất là Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước với diện tích hơn 25.600 ha. Khu rừng đặc trưng cho hệ sinh thái chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây đang bảo tồn nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
Với những thế mạnh sẵn có, hàng năm, lượng du khách đến Bình Phước đạt từ 200.000 đến 300.000 lượt. Năm 2018, có hơn 333.000 lượt khách, tăng 72,1% so với cùng kỳ năm 2017, tổng thu du lịch đạt 277,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng du lịch của Bình Phước, khi chỉ chiếm khoảng 22% trong cơ cấu nền kinh tế.
Nguyên nhân nào khiến ngành du lịch Bình Phước chưa thể “cất cánh” được như kỳ vọng? Bà Trịnh Thị Nghìn, Giám đốc Công ty Du lịch Thuỵ Khuê, hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho rằng, các địa danh có thể tổ chức các tour du lịch sinh thái như sóc Bom Bo, khu du lịch núi Bà Rá hoặc khu căn cứ miền Tà Thiết nằm cách xa nhau, để di chuyển từ điểm này tới điểm kia rất mất thời gian khiến việc bố trí tour gặp khó khăn.
Thêm vào đó, cơ sở lưu trú hiện còn khiêm tốn về số lượng, cộng với chất lượng nguồn nhân lực hạn chế dẫn tới trải nghiệm của du khách chưa được trọn vẹn.
”Vấn đề là phong cách phục vụ du lịch chưa được chuyên nghiệp. Quan trọng nhất vẫn là lực lượng làm du lịch. Số lượng có thể làm được việc thì không ở Bình Phước, còn số chấp nhận ở Bình Phước thì cũng hạn chế về năng lực” - bà Nghìn cho biết.
Để khắc phục được hạn chế này, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch đã chủ động tìm kiếm sự liên kết giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh, thành lân cận, tận dụng hạ tầng và chất lượng nhân lực của các địa phương xung quanh như: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng...
Ngoài kết nối tour, tuyến với các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, các doanh nghiệp tại Bình Phước cũng tích cực xúc tiến, quảng bá và mở rộng liên kết với các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar trong việc xây dựng các tour, tuyến du lịch quốc tế, từng bước mở ra chuỗi liên kết du lịch khai thác tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Hiếu, Giám đốc Công ty Du Lịch Việt Phước, nói: ”Về cách quảng bá thì sẽ có sự gắn kết, kết nối giao lưu giữa những doanh nghiệp ở tỉnh nhà với doanh nghiệp ở tỉnh bạn. Chính những lúc như vậy thì chúng tôi mới trao đổi các chương trình du lịch, để đa dạng tour, tuyến trong một cuốn hướng dẫn du lịch của tỉnh bạn.”
Những nỗ lực của doanh nghiệp du lịch mới chỉ là phương án xử lý tình huống. Về lâu dài, chính quyền tỉnh Bình Phước cần có chiến lược, sự đầu tư bài bản để ngành du lịch phát triển đúng với tiềm năng.
Từ năm 2015 trở lại đây, Bình Phước huy động hơn 300 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% là nguồn xã hội hóa để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Bình Phước cũng đẩy mạnh công tác quảng bá thế mạnh du lịch sinh thái kết hợp tâm linh; xây dựng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.
Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước, cho biết: ”Hiện nay có rất nhiều địa phương có tiềm năng về du lịch, Sở đã có chương trình ký kết liên tịch để có sự phối hợp đưa khách tới, giao lưu về công tác quản lý và phát triển du lịch, tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch với các tỉnh miền Tây, với TPHCM, Bình Thuận và các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty lữ hành có sự phối hợp để khách du lịch được trải nhiệm đa dạng hơn theo nhu cầu”
Để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, tỉnh Bình Phước cần tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kêu gọi xã hội hóa hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trú, vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp du lịch hoạt động thuận lợi hơn, đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh địa phương đến với người dân cả nước./.
Duy Phương/ VOV TPHCM
Ngày 31/3, tại huyện Lộc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức công bố Lễ hội Dua...
Hôm nay (14/8), UBND huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã ra quyết định xử phạt hành chính một đối tượng với số...
Hôm nay (28/7), UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đang duy trì 62 chốt chặn với hàng trăm chiến sĩ trên tuyến...
Khi cuộc chiến chống Covid-19 của chúng ta đang bước vào giai đoạn mới, cuộc sống sinh hoạt của người dân...
Sáng nay 13/4, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, Tỉnh ủy Bình Phước đã quyết định tạm...
Chiều qua 19/2, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nam thanh niên bị chết đuối ở thác Đắk Mai, thuộc địa...
Bình Phước hiện còn giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nhiều di tích lịch sử và văn hoá. Xác định du...
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về triển khai Đề án Tổng thể ứng dụng công nghệ...
Ngày 23/7, tại Bình Phước đã diễn ra Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích cấp tỉnh thành...
Hôm nay 18/6, tại huyện Lộc Ninh, UBND tỉnh Bình Phước công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích khảo cổ...
Dự án xây dựng hai cây cầu qua hồ Suối Cam, xây dựng các khu công viên cây xanh, các công trình dịch vụ, công...
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt, Căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (còn...